221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
496020
Luật Cạnh tranh chưa được "Việt Nam hoá''?
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Luật Cạnh tranh chưa được 'Việt Nam hoá''?
,

(VietNamNet) - Đại biểu Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) nhận xét như vậy về dự án Luật Cạnh tranh, được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách chiều 5/8.

DN đã bình đẳng bước vào sân chơi của Luật Cạnh tranh?

Hội nghị đã nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu về dự án luật này tại kỳ họp thứ 5 vừa qua. Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) phản ánh: ''Giải trình ít tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ bản vẫn giữa nguyên như dự thảo trước đây''. Còn ông Đỗ Trọng Ngoạn (ĐB Bắc Giang) nhận xét: ''Dự thảo luật này na ná giống luật nước ngoài, chưa Việt Nam hoá được!''.

Ông Ngoạn cho rằng, luật sẽ khó khả thi trong điều kiện kinh tế Việt Nam xuất phát điểm thấp. Các DN nhà nước thuộc chủ quản của các bộ và UBND, tồn tại một số DN giữ vị trí độc quyền. Bên cạnh đó, hiện tượng bao cấp, cơ chế ''xin - cho'' khắc phục không đơn giản! ''Cần kiên quyết tách các DN ra khỏi chủ quản là các Bộ và UBND, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DN nhà nước, đặc biệt là cổ phần hoá'', ông Ngoạn kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân đặt ra ''câu hỏi lớn'' mà theo ông dự thảo Luật Cạnh tranh chưa trả lời được! ''Việt Nam đang vừa hội nhập, vừa công nghiệp hoá trong khi lực mình còn thấp! Chiếm 96% tổng số DN là vừa và nhỏ. Có hiện tượng DN có vốn đầu tư nước ngoài lãi thật lỗ giả thông qua chuyển giá (công ty con mua nguyên liệu từ công ty mẹ mua với giá cao hơn thực tế để tạo lỗ - NV). Nhà nước thì không thể trợ cấp cho DN trong nước vì nếu như thế sẽ rơi vào... ''thòng lọng'' của các vụ kiện bán phá giá! Những vấn đề sẽ này giải quyết như thế nào?'', ông Nguyễn Ngọc Trân bức xúc.

Một số đại biểu e ngại việc kiểm soát tập trung kinh tế theo dự thảo Luật Cạnh tranh sẽ hạn chế tập trung tư bản, nâng cao sức cạnh tranh của DN.

Trước băn khoăn này, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển giải thích, kiểm soát tập trung kinh tế không phải hạn chế, cản trở tập trung kinh tế mà kiểm soát tập trung kinh tế dẫn đến lũng đoạn thị trường. ''Không phải luật cấm mọi trường hợp tập trung kinh tế! Tập trung đến hơn 50% thị phần mới cấm! Ngay như Tổng công Thép Việt Nam hiện chiếm khoảng 25% vẫn có quyền tập trung kinh tế'', ông Tuyển nhấn mạnh.

Theo chương trình, cả ngày 6/8, dự án Luật Cạnh tranh sẽ tiếp tục được các đại biểu ''mổ xẻ'', trước khi đưa ra để Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp vào trung tuần tháng 10 tới.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,