221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
501726
Người ký điều ước quốc tế cũng phải chịu trách nhiệm!
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Người ký điều ước quốc tế cũng phải chịu trách nhiệm!
,

(VietNamNet) - ''Ký kết điều ước quốc tế thiệt thòi cho đất nước, người ký kết có chịu trách nhiệm không? Theo tôi, dù người ký có chức vụ cao đến mấy cũng phải chịu trách nhiệm'', Chủ nhiệm UB Đối ngoại của QH, ông Vũ Mão bày tỏ quan điểm tại buổi lấy ý kiến UBTVQH về dự án Luật Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế sáng 19/8.

UBTVQH họp phiên thứ 21.

Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão phát hiện rằng: ''Giám sát của Quốc hội đối với đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế quá yếu hoặc bỏ trống trong khi Luật giám sát của Quốc hội không có quy định về vấn đề này. Do đó, cần quy định quyền giám sát của Quốc hội vào trong luật''.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận bổ sung: ''Lâu nay Chính phủ đàm phán, ký xong rồi mới đưa sang Quốc hội phê chuẩn. Trong khi đó, Hiến pháp giao cho Quốc hội quyết định đường lối đối nội, đối ngoại''. Theo ông Thuận, đối với các điều ước quan trọng, trước khi ký kết phải có sự thẩm tra của Quốc hội.

''Ký kết điều ước quốc tế thiệt thòi cho đất nước, người ký kết có chịu trách nhiệm không? Theo tôi, dù người ký có chức vụ cao đến mấy cũng phải chịu trách nhiệm'', ông Vũ Mão mạnh dạn nói. Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên đồng tình: ''Đặt ra trách nhiệm đối với người ký vào điều ước là cần thiết, dù cơ chế biểu quyết tập thể''.

Theo Hiến pháp hiện hành và dự thảo luật, chỉ Chủ tịch Nước, Chính phủ mới có quyền ký kết, tham gia điều ước quốc tế. Nhiều đại biểu băn khoăn, các thoả thuận quốc tế của viện kiểm sát, toà án, các bộ ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội không được coi là điều ước quốc tế sẽ điều chỉnh như thế nào? Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng cho biết, đối với thoả thuận của các bộ, ngành, địa phương, Chính phủ sẽ có nghị định hướng dẫn. ''Còn những thoả thuận của Viện kiểm sát, Toà án, tổ chức chính trị, xã hội, UBTVQH cần xây dựng một pháp lệnh để điều chỉnh'', ông Phụng kiến nghị.

Dự án Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp giữa năm 2005, thay thế cho Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998. Trong tờ trình, Chính phủ đề nghị luật này sẽ có hiệu lực vào ngày 23/5/2006, trùng với ngày thông qua Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước mà Việt Nam là thành viên.

  • Văn Tiến
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,