221
1681
Đối nội
doinoi
/chinhtri/doinoi/
633778
Luật không thể giải quyết tận gốc chấn hưng giáo dục
1
Article
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
Luật không thể giải quyết tận gốc chấn hưng giáo dục
,

(VietNamNet) - GS. TS. Nguyễn Lân Dũng (ĐB QH tỉnh Đắk Nông) sáng 13/5 bên lề kỳ họp Quốc hội đã có cuộc trao đổi với báo giới về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

ínG. TS Nguyễn Lân Dũng trả lời phỏng vấn của báo chí.

GS.TS. Nguyễn Lân Dũng cho biết: ''Anh Phạm Phụ (GS. Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cũng có gửi cho tôi email rất nhiều ý kiến về giáo dục. Nhưng đấy là chấn hưng giáo dục, là một vấn đề lâu dài. Không thể trong một luật mà giải quyết hết chuyện chấn hưng giáo dục được. Anh ấy (GS. Phạm Phụ) cũng không góp ý cụ thể. Mà có ý kiến thật cụ thể vào luật này thì mới thảo luận được.

Giả sử chưa thông qua luật thì bao giờ mới thông qua? Chuyện giáo dục là chuyện rất lớn, lúc nào cũng có thể thấy không hài lòng được. Nếu không thông qua, thời gian sắp tới sẽ như thế nào? Tôi nghĩ những vấn đề về pháp luật nên có ngay sớm. Còn chấn hưng giáo dục còn phải dài dài...''.

- Ông băn khoăn nhất điều gì về nội dung sửa đổi Luật Giáo dục lần này?

- Tôi phản đối kịch liệt một điều. Đó là giám đốc Sở giáo dục chọn sách giáo khoa. Nếu có nhiều bộ sách giáo khoa mà giám đốc sở lựa chọn thì không còn nghĩa lý gì nữa! Như vậy nó xoá bỏ hoàn toàn ưu việt của nhiều bộ sách giáo khoa. Chọn nhiều bộ sách giáo khoa để phát huy tất cả trí tuệ của xã hội. Các nước làm chuyện này từ lâu rồi! Tức là thi và học theo chương trình chứ không theo sách giáo khoa. Quyền lựa sách giáo khoa là của mỗi giáo viên, mỗi học sinh.

Tôi chỉ mong muốn chương trình của ta phải rất chuẩn. Chương trình phải hội nhập quốc tế. Không có lý gì toán, lý, hoá, sinh ta lại dạy khác các nước khác.

- Ta dạy cao hơn hay thấp hơn?

- Vừa nặng hơn vừa thấp hơn. Bởi vì chúng ta dạy những chi tiết không cần nhớ và bó gọn nhiều chuyện người ta dạy mà mình không dạy. Bên Pháp, sách giáo khoa lớp 5 thì cả lớp 5 chỉ có 1 quyển sách cho tất cả các môn. Mỗi bài giảng 2 trang nhưng chỉ có nửa trang là bài giảng. Còn độ trang rưỡi là câu hỏi, ôn tập để thảo luận... Như vậy họ dạy rất ngắn nhưng được rất nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống.

- Dư luận phản ánh việc học, dạy ở cấp phổ thông rất nặng nề, gây mệt mỏi cho cả giáo viên và học sinh, nguyên nhân do đâu?

- Chủ yếu là do chương trình. Sách giáo khoa phản ánh chương trình nên chương trình phải rất chuẩn. Nên tôi muốn chương trình, không phải chỉ là Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục đề nghị mà phải Hội đồng quốc gia do Thủ tướng đề nghị. Khi đó có tính chất quốc gia thực sự và khách quan, cẩn thận hơn.

- Nghĩa là lỗi ấy tại Hội đồng quốc gia biên soạn chương trình?

- Tôi không dám nói thế vì tôi không biết lâu nay chương trình soạn theo kiểu gì. Nhưng mà sắp tới trong Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định là Hội đồng quốc gia thì tôi đề nghị ghi rõ, Hội đồng quốc gia do Thủ tướng quyết định.

- Ông nhận xét thế nào về phân ban phổ thông trung học hiện nay?

- Chúng ta phải cẩn thận rút kinh nghiệm đã qua, lúc ấy mới bàn đến phân ban. Nếu hỏi ý kiến riêng tôi, tôi nghĩ chỉ nên phân ban lớp 12. Đến lớp 12 có kiến thức của 11 năm rồi có thể phân ban sâu hơn để đỡ việc học thi đại học.

- Dự luật tạo cơ chế và sắp tới đây, nhiều trường dân lập, tư thục được mở ra. Theo ông có vấn đề gì cần cân nhắc?

- Phải cân nhắc mở cái gì mà ra đời học sinh có nghề. Tôi rất buồn nhiều ngành mở ra mà thầy không có nghề. Thầy không có nghề sao bắt học sinh có nghề dược? Nếu mà học sinh thích học thì tôi nghĩ thà mở rộng trường ngoại ngữ, cả nước tốt nghiệp ngoại ngữ cũng quý! Hay là nếu rất đông người tốt nghiệp luật cũng tốt.

Nhưng mà lĩnh vực kỹ thuật, chỉ nên mở những trường nào giáo viên có thể hành nghề được thì học sinh mới có nghề được. Tôi thấy mở ra rất nhiều ngành, hỏi thử giáo viên có làm được nghề đó không, giáo viên trả lời không làm được. Cho nên xã hội hoá rất hay nhưng lựa chọn cái gì mình đủ năng lực đào tạo thì mới mở ra.

 - Xin cảm ơn ông!

Có dẫm tiếp vào ''vết xe đổ''?

''Quốc hội khoá X khi thông qua Luật Giáo dục, hồi đó tôi có ý kiến phát biểu nên có 3 luật: Luật Giáo dục phổ thông, Luật giáo dục kỹ thuật và dạy nghề và Luật Giáo dục đại học. Anh Phùng Văn Tửu (lúc đó là Phó Chủ tịch Quốc hội) còn nói: ''Thôi bây giờ mình tạm bằng lòng với một luật khung rồi cụ thể bằng một số nghị định''. Phải làm 15 nghị định nhưng Bộ Giáo dục 6 năm sau mới chỉ làm được 7 nghị định, còn bao nhiêu chưa có gì cả! Hành xử của Bộ Giáo dục, phải chăng cái đó giải thích yếu kém của ngành giáo dục hiện nay. Nếu bây giờ mình tiếp ''vết xe đổ'' này, 38 chỗ (trong dự thảo Luật) giao cho Bộ trưởng Giáo dục quy định thì tôi nghĩ tình hình giáo dục sẽ còn rắc rối hơn nữa''.
(GS. TS. Nguyễn Ngọc Trân, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại)
  • Văn Tiến thực hiện

Ý kiến của bạn về vấn đề này ra sao? Hãy bày tỏ trên VietNamNet

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,