221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1292691
Bố mẹ dạy văn, con làm phần mềm chống hàng giả
1
Article
null
Bố mẹ dạy văn, con làm phần mềm chống hàng giả
,

Gần một năm mày mò, Nguyễn Kim Hoàng Như, học sinh Trường THPT Lê Quý Ðôn, Ðà Nẵng, đã viết thành công chương trình phần mềm chống hàng giả.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Chỉ với các thiết bị có cấu hình đơn giản và phổ biến như máy tính có kết nối intenet hoặc điện thoại hỗ trợ GPRS, chương trình có thể cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác và thuận tiện nhất cho người tiêu dùng về cách thức phân biệt hàng thật - hàng giả.

Ý tưởng để xây dựng web đến với Như thật tình cờ: "Một lần, đọc báo thấy có người phải nhập viện vì mua phải thuốc giả, mất tiền mà bệnh lại nặng thêm, em đã nảy ra ý định xây dựng một trang web giúp mọi người phân biệt được thuốc giả. Nhưng trong một lần lướt net, em đọc được tài liệu về thương mại điện tử và chợt nghĩ sao không kết hợp cả 2 cái này lại để làm một trang web". Nghĩ là làm, Nguyễn Kim Hoàng Như đã tự mày mò viết phần mềm chống hàng giả.

Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Ðầu tiên, Như triển khai phần mềm với phương pháp thu thập dữ liệu.

Rút kinh nghiệm từ phần mềm từng giúp mình đoạt giải khuyến khích quốc gia năm lớp 10 "Từ điển biểu tượng thế giới", chủ yếu là thông tin đã biết ở sách vở, báo đài, khi bắt tay làm phần mềm này Như đã đến nhiều cửa hàng, siêu thị, khảo sát những mặt hàng thường xuyên có hàng giả.

Với những thông tin từ các website chính hãng, Như thiết lập kho dữ liệu trên 50 sản phẩm điện tử, áo quần, đồ dân dụng như tính năng, cấu hình, trọng lượng của sản phẩm do nhà cung cấp đưa ra, giá bán, địa điểm...

Việc tìm kiếm thông tin được Như thực hiện song song với việc tìm hiểu các luật chống hàng giả hiện hành, và các thông tin kinh tế - xã hội có liên quan đến vấn đề hàng giả, hàng nhái.

Phần tra cứu sản phẩm được thiết kế với bốn mục cho người tiêu dùng dễ dàng tra cứu theo mức giá sản phẩm, nhóm hàng, từ khóa và bảng giá

Hiện tại, cậu đang tiếp tục nghiên cứu để phần mềm này có thể tương thích với điện thoại di động.

Phần mềm được thiết kế với công cụ Microsoft Frontpage, Adobe Photoshop và các ngôn ngữ lập trình chuyên dụng như VBScript + javascript, Netbeans 6.8, Java SE Development Kit 6, Sun Java Wireless Toolkit 2.5.2 for CLDC...

Trong gia đình Như, bố là nhà văn, mẹ cũng là giáo viên dạy văn. Hầu hết các kiến thức về công nghệ thông tin cậu đều phải tự mày mò tìm hiểu. Như làm sản phẩm này trong gần một năm. "Học chuyên Anh thì kiến thức về kỹ thuật tin học không thể bằng các bạn chuyên ngành CNTT khác được, nhưng em lại có lợi thế hơn bởi có thể đọc các văn bản ngoại ngữ và hiểu nghĩa chính xác hơn. Hơn nữa các ngôn ngữ trên máy tính chủ yếu bằng tiếng Anh nên đó cũng là một lợi thế ". Khi thực hiện trang web, ngoài việc bổ túc kiến thức của giáo viên trên lớp, Hoàng Như còn tiếp cận được các tài liệu nước ngoài để lập trình trên điện thoại di động một số ebook.

Như đã đưa phần mềm của mình ứng dụng ngay trên trang web của trường và được sự hoan nghênh của nhiều bạn bè, thầy cô. Ý tưởng này giúp Như đoạt giải nhất Cuộc thi Tin học trẻ Ðà Nẵng, giải ba Cuộc thi Sáng tạo KHKT Intel ISEF 2010 - Giải thưởng Khoa học Máy tính của Tập đoàn Intel.

(Theo Nhân Dân)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,