221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1311941
Học sinh Trần Phú lên tiếng vụ "cô giáo chửi"
1
Article
null
Học sinh Trần Phú lên tiếng vụ 'cô giáo chửi'
,

- Câu chuyện "cô giáo chửi học trò 18 phút" được đưa lên mạng được nhìn nhận qua bài viết từ phía người trong cuộc: Các em học sinh Trường THPT Trần Phú (Hải Phòng).

TIN LIÊN QUAN

Gần đây, trên mạng tràn ngập thông tin bàn luận chuyện học sinh "cố - tình - gài - bẫy - ghi - âm lén" giáo viên chửi mình rồi đăng lên mạng. Mọi người thi nhau đem những lời nói có lúc là thái quá ra để đánh giá, mà thực chất, không có mấy người thực sự ở trong hoàn cảnh lúc bấy giờ; tất cả chỉ nghe qua file ghi âm, thậm chí còn chưa nghe. Tuy nhiên, khi mọi việc đã đi quá giới hạn, thì đến chính học sinh Trường THPT Trần Phú nói chung và bạn lớp 11 chuyên Lý nói riêng cũng phải lên tiếng.

2 điều sau file ghi âm

Mô tả ảnh.
Trường THPT Trần Phú (Hải Phòng).

Thứ nhất, việc ghi âm này, hoàn toàn là ngoài dự tính. Vì cô N, đã dạy ở mấy lớp, và lớp nào cũng phản đối khi cách phát âm của cô là không chuẩn: Good-s-morning, writ-s-ting, part-s-ty, to-picture (two pictures), she is blow (which should be she blows/she’s blowing)...v.v

Một vài em lớp 11 chuyên lý chỉ muốn ghi âm lại những gì cô đọc sai, để rồi làm đơn yêu cầu đổi giáo viên. Nhưng không ngờ, việc xảy ra lại đúng ngày có chuyện phản ứng của em L.và cô, đồng thời, đúng ngày cô bức xúc. Hậu quả là cô không giữ được bình tĩnh mà văng loạn xạ lên nên cái sự ghi âm ấy mới thành ra một file ghi âm không được hay ho cho lắm!

Thứ hai, chính em L. người “cãi” cô N. trong giờ tiếng Anh hôm ấy không biết rằng, trong lớp có một bạn đang mở máy thu âm. Trong đó, có cả cuộc nói chuyện kia. Lớp chuyên Lý cũng không phải là những người tung lên mạng đoạn ghi âm. Tất nhiên, cả lớp có file ghi âm.

Việc các em để nó trên mạng, cũng chỉ là để truyền tay nhau, không phải ý đồ muốn làm rùm beng, cũng như không hề có ý đồ vui dập hay “chơi đểu” giáo viên, vì nếu sự thật có bung bét ra (như bây giờ), chính các em cũng bị tiếng xấu lây khi là học sinh trong trường cơ mà.

Đành rằng, “không có lửa sao có khói”. Dù thế nào đi nữa, L. cũng chỉ là một người học trò, ít nhất cũng cần giữ cái lễ của chính mình.

Nhưng không thể nói mỗi em L. sai lè lè, còn hành động của giáo viên là đúng được. Đã học để trở thành người lái đò, là phải học môn tâm lí sư phạm, phải hiểu tâm lí của học sinh mới lớn.

Trường mình có nhiều thầy cô rất "teen", thỉnh thoảng cũng xưng "mày-tao" nhưng chỉ khi vui vẻ, thân thiện. Nhiều thầy cô mắng học sinh suốt, nhưng "khi nào chúng mày học chăm chỉ, học hành giỏi giang thì cô mới thôi chửi".. mà học sinh vẫn tôn trọng.

Nhưng lần này, là cô dạy sai, rồi lại chửi kiểu chợ búa.

Nhọt đã vỡ phải trị đúng cách

Chúng em vẫn gọi đùa bạn L. là "ngôi sao. Vì nhiều người đã học qua, nhưng mấy ai dám ý kiến. Nói thật là, mọi người vẫn cứ ra rả "hãy đứng lên đối đáp, góp ý trực tiếp với thầy cô", nhưng... dù sao, nói cũng dễ hơn làm. Đâu phải tự nhiên cô được dạy trường chuyên. Tự nhiên, cô có bằng Master. Còn học sinh, nhiều khi đắn đó trước khi muốn thay đổi gì đó.

Đúng là khi chuyện này lan ra, ai cũng có phần xấu hổ. Nhưng rồi sẽ qua, ung nhọt sẽ hết, và mình lại tự hào về các thầy cô. Mình sẽ có niềm tin hơn vào những cái được gọi là bằng cấp. Và ít nhất, những người học sinh như em, sẽ được học Tiếng Anh một cách chính xác và có kiến thức tốt.

Dù đau lòng, trăn trở cho danh dự của trường, nhưng em nghĩ, điều này là cần thiết....

Nói tóm lại, sau vụ việc lần này, sẽ còn nhiều dư âm không tốt, mà suy cho cùng, có là về giáo viên hay học sinh, thì cũng là về cùng 1 trường Chuyên lớp Chọn.

Chúng em, dù là cựu học sinh hay đang là học sinh trong trường, cũng có phần xấu hổ về những thông tin đã bị lan rộng ra.

Nhưng một khi cái nhọt đã vỡ, phải để nó được kiểm tra kĩ càng, phải dùng đúng thuốc thì mới có thể lau sạch, không thể ủ mãi rồi dẫn đến ung thư.

Em sẽ thay đổi hai điều...

Kết lại, nếu là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, em sẽ cho thay đổi 2 điều:

Thứ nhất, em sẽ cho môn Đạo đức, cái môn mà lớp 1 chúng em được học là: phải đi đúng luật giao thông, nói dối là sai trái, không lễ phép với người lớn là hỗn láo, quay cóp là đáng xấu hổ, nói tục là không ra gì… Em sẽ cho môn Đạo đức theo suốt người ta 12 năm học. Bởi các em dù có học lớp 1 hay lớp 12 (và lớn hơn nữa), thì cũng chỉ là những đứa trẻ đang lớn, lúc nào cũng cần uốn nắn để có cách cư xử thực sự chuẩn mực chứ không hơi quá trớn bản năng dẫn đến sự khó chịu cho người khác.

Thứ hai, em sẽ cho môn Tâm lí giáo dục nhiều tiết thực hành hơn, để mỗi giáo viên, khi xác định mình là người lái đò, dìu dắt chúng em đi, sẽ rèn luyện tính kiên trì và bình tĩnh hơn. Vì ngay từ lớp 1, chúng em đã luôn “thần tượng” giáo viên, coi thầy cô là chuẩn mực (thử hỏi có đứa trẻ lớp 1 nào không về nói: “sau này con sẽ làm giáo viên!” không?).

Suy cho cùng, vấn đề đạo đức, cung cách ứng xử sẽ còn phải nói chuyện nhiều, và dù anh có là một đứa trẻ mới sinh ra, hay là một cụ già 90 tuổi, đạo đức vẫn cần được rèn luyện, trau dồi. Một khi đã nới lỏng, không nghiêm khắc, thì con người ta có học cao thế nào, cũng trở nên “thật buồn cười” chỉ vì những lời nói trong lúc nóng giận mà thôi.

  • Thái Minh (Hải Phòng)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,