221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
1310775
"Chúng tôi là những phụ huynh hèn nhát..."
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
'Chúng tôi là những phụ huynh hèn nhát...'
,
- Trước những khoản tiền trường "vô lý", nhiều phụ huynh đã không dám bày tỏ chính kiến của mình đối với nhà trường, đơn giản vì họ sợ con mình bị gây khó dễ, bị trù úm. Kết quả khảo sát từ thăm dò dư luận trên VietNamNet từ diễn đàn "lạm thu tiền trường" đã nói lên điều đó khi hơn 60% phụ huynh lựa chọn giải pháp "chấp nhận" các khoản thu ngoài học phí vì "con mình học ở đó".

TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh sợ con bị trù úm, không lên tiếng

Bạn đọc Nguyễn Đình Châu chia sẻ: "Môi trường sư phạm, cứ xét trên việc phụ huynh không dám ý kiến về những khoản thu vô lý một cách tràn lan hiện nay vì sợ ảnh hưởng đến việc học cuả con thì chẳng khác gì hoạt động "xã hội đen".
 
Nói một cách cụ thể, phụ huynh không dám ý kiến những hành vi lạm thu này vì sợ những người gọi là "thầy", nhà giáo dục trù dập, gây khó khăn để "trả thù" những người dám trái ý họ.
 
 Đây đúng là một hiện tượng đáng buồn vì nó diễn ra một cách công khai, lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác, ai cũng biết chỉ có những người có chức năng, cơ quan có thẩm quyền mới có thể quản lý được và chấm dứt được."

Mô tả ảnh.
Bình chọn của phụ huynh về các khoản tiền trường.

Bạn Hai Giáo đang ở vùng nông thôn cho biết: Tôi thấy như ở quê tôi, học phí cả năm các cháu đóng có 234 ngàn nhưng quỹ phụ huynh thì thu tới 200 ngàn. Khi họp thì như là phổ biến thông tin chứ không phải họp nữa, các phụ huynh thì không dám gay gắt vì sợ con mình bị "đì"."

Một bạn đọc đồng tình: "Tôi thấy rất bức xúc về các khoan thu đầu năm học. Hầu như các giáo viên đều chuẩn bị trước danh sách, khi họp phụ huynh thì mời ký cho hợp lệ là tự nguyện. Năm ngoái họp phụ huynh giữa kỳ, hội phụ huynh thông báo quỹ phụ huynh chúc mừng cô này nhân dịp lễ 500 ngàn, rồi cô khác cũng thế ... cuối cùng hết mấy triệu. còn phần thưởng cho các cháu giỏi mỗi cháu một quyển vở, cộng lại hết hơn 100 nghìn. Tôi có hỏi sao tiền chi cho các cháu ít thế, thì được hội trưởng giải thích là đã bàn với cô giáo rồi, các lớp khác họ đi thế thì mình cũng phải theo.

Ngoài ra, còn có các khoản thu khác rất vô lý, mà chúng tôi ngại lên tiếng phản đối vì con mình còn học với cô sợ sẽ không được quan tâm, nhất là các con bây giờ lại học ở lớp cả ngày. Tôi rất mong các khoản thu đều được sở giáo dục biết và cho phép thì mới được thu. Chứ không phải các trường cứ thu bừa rồi lấy chữ ký đồng ý của phụ huynh .Tôi có tham khảo các trường ở quê, không thu nhiều như các trường ở thành phố."

Giải pháp duy nhất: sự minh bạch

Mô tả ảnh.
Học sinh tựu trường năm học mới là muôn vàn nỗi lo cho cha mẹ. Ảnh: Tú Uyên

Có hai luồng phản hồi chính gửi về VietNamNet: các phụ huynh thì công kích nhà trường, ban giám hiệu và giáo viên về những khoản thu nhiều tiền, mập mờ trong chi tiêu; các giáo viên thì cảm thấy bị xúc phạm vì phụ huynh "vơ đũa cả nắm", họ là người bị điều khiển để thu tiền cho nhà trường và nhận thấy rằng tiền thu được chủ yếu là để phục vụ học sinh.
 
Hai bên không hiểu nhau khi một GV phát biểu tiền uống bia thì phụ huynh không xót, lại xót tiền đóng thêm cho con, còn phụ huynh phản pháo lại rằng tiền đóng cho con mà không được công khai, minh bạch thì một đồng cũng xót!

Bạn đọc Vũ Thường nêu giải pháp: "Hai bên không gặp nhau vì các thầy cô không hiểu được bức xúc của cha mẹ học sinh nằm ở đâu và nhà trường đã không thực hiện nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý tài chính. Phụ huynh bức xúc không phải vì đóng thêm 1 triệu hay 2 triệu mà vấn đề nằm ở chỗ thu cho việc gì, có hợp lý hay không. Đại đa phần các bình luận của bạn đọc đều đặt câu hỏi: "Không biết có chi cho việc đó hay không?" và ..."Không biết có nhiều đến thế không?"

Tại sao thế? Tại vì nhà trường không hiểu (hay cố tình không thực hiện) nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính, đó là: công khai, minh bạch, trung thực. Phải công khai từng khoản thu cho mục đích gì, chi ra  sao. Hàng tháng, tối thiểu hàng quý phải gửi bảng kê cho phụ huynh: đã thu bao nhiêu, chi vào những khoản gì, hóa đơn điện nước hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu... Có như thế mới minh bạch.

Có minh bạch và trung thực thì mới tạo được niềm tin, cha mẹ học sinh mới có thiện chí. Nếu các giáo viên thấy cần có một khoản quà ngày Tết như một phần động viên đứng trên bục giảng thì hãy nói ra! Hãy ghi là "quà Tết cho thầy cô", đừng ghi là "tiền xây dựng nhà trường". Đã có thu chi tài chính thì một đồng cũng phải công khai. Một đồng tiền cố tình chi sai cũng là một đồng tiền gian!

Bây giờ các vị giáo viên, nhà trường thử xem lại xem trường của mình có làm được 2 điều cơ bản nói trên hay không? Tôi chỉ biết các trường có phiếu yêu cầu thu, chứ chẳng mấy khi thấy bản kê chi ra như thế nào! Ở đâu làm minh bạch, trung thực tôi tin là ở đó người ta không "có nhiều ý kiến".

Đừng giải thích "thực ra cũng chẳng nhiều", "con em các vị dùng chứ ai..." vì nó chỉ càng chứng tỏ một việc sơ đẳng nhất cũng không được làm cho đúng! Về mặt tổ chức, tôi đề nghị các trường yêu cầu thu thì thu qua 1 bộ phận tập trung (như phòng tài vụ) và nhất định phải có giám sát trung lập, phải có báo cáo.

Bạn đọc tên Ngọc cũng đồng tình: Vấn đề “không phải nhiều hay ít mà chỉ sợ không công bằng”. Chính cơ chế thu chi mập mờ của nhà trường vừa tùy tiện, vô tội vạ, mà việc quản lý các quỹ lại không minh bạch đã dẫn đến sự bất bình của phụ huynh học sinh. Mà thực ra phía phụ huynh họ cũng có lý, vì trong luật giáo dục và các quy định làm gì có các khoản thu này đâu. Kinh phí để xây dựng trường thì lấy từ ngân sách nhà nước do người dân đóng thuế cơ mà!!!

Bạn đọc Mai Anh dẫn chứng: Cháu tôi đầu năm học ngoài các khoản thu chính thì những khoản thu phụ cũng vô kể. Khi hỏi rõ các khoản trên thì giáo viên cũng không giải thích rõ. Năm ngoái cháu tôi đã lỡ đóng tiền xây dựng thì khi biết rằng không phải đóng nên xin lại. Vậy mà nhà trường nói một câu với phụ huynh rằng xin. Thật là trắng trợn.

Em tôi học cấp 3, nhà trường kêu đóng tiền mua máy phôtô để đỡ chi phí cho các em phôtô ngoài vậy mà nhà trường lấy luôn tiền đó mua máy phôtô phục vụ nhà trường, còn lớp nào xuống phôtô thì phải đóng tiền theo tháng. Chi phí phôtô mỗi lớp trên 1 triệu đồng/tháng. Hay là nhà trường yêu cầu học sinh đóng tiền mua máy camera, quạt trần phục vụ cho các em học hành, thi cử, học sinh đóng xong, nhà trường cũng ỉm luôn.

Bày tỏ sự an ủi đối với GV bị phụ huynh trách oan, "vơ đũa cả nắm", bạn đọc Ngô Đồng bày tỏ: Lạm thu ở đây chúng ta hãy nói đến ban giám hiệu chứ không phải là giáo viên đứng lớp, họ không có lợi ích gì từ việc lạm thu này , tôi đã từng làm việc với các trường, tất cả các hợp đồng với nhà trường chúng tôi phải để lại cho nhà trường 10% đó là luật bất thành văn, số tiền này giáo viên làm sao biết được.

Bạn đọc tên Tuấn cũng đưa ra nhận xét: Tôi rất thông cảm với các giáo viên chủ nhiệm phải đứng mũi chịu sào. Tôi biết nhiều anh chị phải thay mặt nhà trường thu tiền, điều này thực sự ảnh hưởng đến hình ảnh của giáo viên trong mắt mọi người. Tôi nghĩ các bậc phụ huynh hoàn toàn hiểu và thông cảm điều này.

  • Tú Uyên (Tổng hợp)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Diễn đàn'

,
,