221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1256244
Đất vàng đổi lấy đường phần lớn chưa phù hợp quy hoạch
1
Article
null
Đất vàng đổi lấy đường phần lớn chưa phù hợp quy hoạch
,

- Sở Qui hoạch-Kiến trúc Hà Nội khẳng định 2 khu đất tổng cộng 30,5ha trong tổng số 48ha "đất vàng" mà nhà đầu tư muốn khai thác để hoàn vốn xây 7 tuyến đường tại Hà Đông là "chưa phù hợp chức năng qui hoạch".

Đó là khu đất Phúc La - Văn Quán 24,5ha và khu đất Phú Lãm 6ha. Như VietNamNet đã thông tin, 24,5ha đất mà liên danh Cty CP Văn Phú INVEST và Cty CP Đầu tư Hải Phát đề xuất xây khu đô thị Phúc La - Văn Quán được xác định chức năng sử dụng đất theo qui hoạch là đất cây xanh cách ly và đất cơ quan hành chính, còn 6ha đất nhà đầu tư muốn xây khu nhà ở Phú Lãm "đích thị" là đất công trình công cộng.

Vậy chỉ còn 4 khu đất - theo Sở QH-KT là "phù hợp chức năng qui hoạch", gồm 10ha khu đô thị Kiến Hưng, 3ha khu nhà ở Dương Nội, 3ha khu nhà ở Yên Nghĩa và 1,5ha dự kiến xây khu nhà ở cao tầng hỗn hợp Kiến Hưng (tuy nhiên, trong 1,5ha này xen kẽ cả chức năng sử dụng đất theo qui hoạch là công trình công cộng và đất ở đô thị).

đất

Có thể được thêm 7 con đường nhưng lại "hao" quỹ đất công cộng, cây xanh, cơ quan hành chính vốn đã hạn hẹp của Thủ đô? (Ảnh tư liệu, chỉ mang tính minh họa)

Tuy nhiên, tổng cộng cả 4 khu đất đúng chức năng qui hoạch này chỉ khoảng 17,5ha (nếu được phép sử dụng hết vào đầu tư dự án bất động sản), xấp xỉ 1/3 diện tích đất mà liên danh trên kỳ vọng.

Theo Sở QH-KT Hà Nội, hiện Qui hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 quận Hà Đông cũng như Qui hoạch khớp nối hạ tầng quận Hà Đông đang được khẩn trương lập, hoàn thiện.

"Trước mắt, có thể xem xét chấp thuận thông qua đề xuất của nhà đầu tư về các tuyến đường kết nối theo hình thức hợp đồng BT và một số dự án khác phù hợp với qui hoạch. Đối với 2 dự án chưa phù hợp qui hoạch, sau khi có qui hoạch xây dựng chi tiết được duyệt hoặc chấp thuận của các cơ quan liên quan về việc thống nhất thực hiện sẽ triển khai sau" - ý kiến các cơ quan chức năng Hà Nội.

Riêng về 7 tuyến đường liên danh đề xuất đầu tư, cơ quan chuyên môn khẳng định phù hợp qui hoạch và cần thiết.

Về phía Bộ Xây dựng, trước việc này, Thứ trưởng Bùi Phạm Khánh cho biết quan điểm ủng hộ chủ trương triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông theo hình thức Hợp đồng BT qui định tại Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.

Song, "do toàn bộ dự án thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, nên UBND TP Hà Nội sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ký kết hợp đồng dự án và chủ trì triển khai các công việc liên quan đến dự án, trong đó có việc thông qua và phê duyệt hồ sơ đề xuất dự án, cũng như việc giao một số khu đất cho nhà đầu tư để hoàn vốn dự án BT" - lãnh đạo Bộ Xây dựng nêu rõ.

Cũng theo Bộ này, hiện đồ án Qui hoạch chung xây dựng Thủ đô đang được tiếp tục hoàn thiện, chưa được phê duyệt - nên trong quá trình triển khai dự án, nhà đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội để được hướng dẫn, cập nhật các thông tin qui hoạch, đảm bảo phù hợp Qui hoạch chung Hà Nội mới.

công

Hà Đông từ lâu đã là nơi "đất chật người đông", đang ngày càng "người đông đất chật" với hàng loạt dự án cấp tập triển khai (Ảnh tư liệu, chỉ mang tính minh họa).

Đây không phải dự án BT đầu tiên của Hà Nội nói riêng và khắp nơi trên toàn quốc nói chung được nhà đầu tư tính toán "đổi hạ tầng lấy đất". Về chủ trương "đổi đất lấy hạ tầng" này, Thủ tướng Chính phủ từng cho rằng phù hợp trong những giai đoạn thiếu vốn và thực tế thời gian qua đã thu được kết quả tốt, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, gây hậu quả không tốt về lâu dài.

Bởi vậy, từ khoảng năm 2008, Thủ tướng đã có ý kiến cần từ bỏ phương thức đổi đất lấy hạ tầng để chuyển sang phát triển thị trường bất động sản nhằm đảm bảo lành mạnh, bền vững.

"Đặc thù" tại khu vực Hà Nội mở rộng - nơi đang đô thị hóa từng ngày với "tốc độ rầm rộ", nơi đang diễn ra sự "ganh đua" quyết liệt để dành quyền phát triển dự án bất động sản, nhất là khi mới có 241 trong số hơn 700 đồ án qui hoạch, dự án phát triển đô thị được phép triển khai, còn nửa nghìn đồ án, dự án khác đang "hồi hộp đợi"... dĩ nhiên sẽ nhiều nhà đầu tư nghĩ ra và mong muốn tận dụng chính sách đổi đất lấy hạ tầng để có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường địa ốc khu vực "hot" này.

Tuy nhiên, vấn đề của nhà quản lý lúc này - theo nhiều người hiểu chuyện - cần cân nhắc làm đường là cần thiết, nhưng có cấp thiết đầu tư ngay lập tức bằng mọi giá, đến mức "hy sinh" cả đất công trình công cộng, cây xanh, cơ quan hành chính hay không?

"Xây dựng - chuyển giao" là một trong những cách làm đúng đắn, được pháp luật công nhận song có nhất thiết làm đường ở đâu phải đổi đất "tại chỗ" hoặc liền kề các con đường đó, hay vẫn có thể có biện pháp nào khác khả thi?

Nếu không cẩn trọng, một số chuyên gia qui hoạch cho rằng sớm rơi vào "vòng luẩn quẩn": vì phát triển đô thị ồ ạt, không cân đối, thiếu tính toán nên đường xá mới thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh, nhưng nay để có thêm vài con đường lại chấp thuận các dự án sử dụng đất không phù hợp chức năng qui hoạch nữa thì rất dễ tiếp tục "thiếu đồng bộ" nhiều vấn đề khác... nhất là đang "thời điểm nhạy cảm" qui hoạch chung toàn Thủ đô chưa xong, các đồ án, dự án chủ yếu tại khu vực mở rộng còn đang cần "loại bớt" nhiều!

  • Hoàng Huy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,