,
221
10768
V-League
vleague/
/thethao/vleague/
1298678
V-League 2010: Thắng để làm gì?
1
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

V-League 2010: Thắng để làm gì?

Cập nhật lúc 09:33, Chủ Nhật, 08/08/2010 (GMT+7)
,

V-League 2010 đã đến hồi hạ màn và vòng đấu thứ 24 này rất có thể sẽ mang tính quyết định trong cuộc đua đến ngôi vô địch. Dưới con mắt của một fans hâm mộ đất Cảng, hãy cùng nhìn lại bức tranh tổng thể của giải đấu hàng đầu Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

V- League, giải đấu được các phương tiện truyền thông Việt Nam tung hô là hấp dẫn nhất Đông Nam Á sắp kết thúc. Việc một đội bóng vô địch sớm trước vài vòng đấu là chuyện bình thường nhưng chuyện xác định đội chắc chắn vô địch từ khi giải đấu chưa khai mạc thì có lẽ chỉ có tại Việt Nam.

Và cũng thật lạ kỳ, nếu xét về tỷ lệ số trận thắng với số trận thất bại thì đội bóng đang băng băng về đích kia chỉ xếp ngang với nhóm cầm đèn đỏ.

04QM - HN T&T - Thanh Hoa     10.jpg

HN T&T (phải) đã cận kề ngôi VĐ. Ảnh: V.S.I


Ông chủ của tập đoàn T&T không chỉ giỏi trong thương trường mà còn rất thành công trong việc áp dụng những kinh nghiệm đó vào thương mại hóa bóng đá. Thương hiệu Sài Gòn – Hà Nội Bank thuộc nhóm “làng nhàng” trong ngành ngân hàng nhờ sự tỏa sáng của đội bóng SHB.Đà Nẵng mà trở thành cái tên đáng chú ý trên mặt báo.

Vâng, nhờ bầu Hiển mà Đà Nẵng thành công, nhưng thành công của SHB.ĐN đạt được không chỉ vì có nguồn tiền rủng rỉnh mà còn dựa trên sức mạnh chuyên môn thật sự, tiền được tiêu hợp lý. SHB.ĐN lên ngôi trong sự tán dương, tâm phục khẩu phục của các đối thủ ( Điều mà các đội bóng không thiếu tiền như V.NB, XMHP … không làm được)

HLV xuất sắc hay kẻ ăn hại – tất cả chỉ cách nhau cái ranh giới mong manh. Cái ranh giới đó được tạo ra và cũng được chống đỡ bởi tiền bạc, khát vọng cùng vận may.

Lê Huỳnh Đức trở thành HLV xuất sắc khi chiến thắng tại mùa trước nhưng nếu như cứ “cố thắng” tại mùa này, cựu tiền đạo Đội tuyển VN lại trở thành “kẻ ăn hại” trong mắt một số người.

HLV Phan Thanh Hùngcó lẽ là người may mắn nhất trong làng bóng VN 2010 khi “lỡ” được dẫn dắt một đội bóng có đủ Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Có những ý kiến cho rằng T&T “được” thắng nhờ tâm lý hướng về cội nguồn – Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nhưng trên hết cả T&T lên ngôi nhờ sự “thoái trào” của một giải đấu “bán chuyên nghiệp”.

Để có một niềm tự hào chơi tại V.League, người ta có thể sa thải toàn bộ ekip để đón về những đứa con mới, thậm chí là “cưỡng bức và ép buộc” bằng những bản hợp đồng “há miệng mắc quai”.

Tính truyền thống – địa phương trong mỗi đôị bóng “bán chuyên nghiệp”, niềm tự hào, niềm vui nho nhỏ người dân bị xếp xó sau những toan tính “mang tầm chiến lược”.

AFC có cái lệnh cho VFF là phải “chuyên nghiệp” từ năm 2008, để rồi sau nhiều lần trì hoãn cuối cùng V.League cũng lên “chuyên” đúng dịp Đại lễ… và những đội bóng hiện tại chưa kịp tháo bỏ cái biển “bán chuyên nghiệp” nếu muốn được cùng chung vui thì hãy nên ngoan ngoãn chấp hành chỉ đạo của cấp trên.

Liệu một CS.Đồng Tháp “bán chuyên” có dám chạy đua vô địch để rồi rất có thể bị đánh rớt hạng? Cái bánh ngọt có lẽ đã được chia khá đều thế nên đến thời điểm này vẫn chưa có một bánh răng tham ăn nào đi chệch quỹ đạo. Và các “Thầy Paul made in Việt Nam” luôn dự đoán một cách chính xác kết quả từng vòng, tất cả đều công diễn suôn sẻ.

Thắng cho dân vui !

Cách đây vài ngày, khi đọc bài báo có tựa đề “Thắng cho dân vui” tôi chợt bật cười. À thì ra trong cái sự thoái trào của một giải đấu chuyên nghiệp vẫn còn có một động lực thi đấu để cho “dân vui”.

Vậy thì hoàn hảo quá, một giải đấu kết thúc thành công trọn vẹn. T&T Hà Nội vô địch, nền bóng đá Thủ đô và thậm chí cả Miền Bắc nở mày nở mặt; V.League lên chuyên, bản báo cáo của VFF có thêm nhiều “xuất sắc”.

Và … chả có lẽ, vì một niềm vui nho nhỏ của một địa phương như Hải Phòng, Đà Nẵng hay Bình Dương mà người ta lại bỏ qua cơ hội “sung sướng tập thể” ngàn năm có một như vậy.

Ai là người chiến thắng?

T&T giành chức vô địch, bầu Hiển lập thêm vài kỷ lục nhưng họ cũng không phải là người chiến thắng. Chức vô địch bị che phủ bởi những nghi ngờ về một bàn tay mờ ám phía sau hậu trường. Các trận thắng nhờ “bản lĩnh” cộng với “tinh thần thép”, các bàn thắng quý giá đến từ những “hiệp đấu bù ”… liệu có xứng đáng để ghi vào bảng vàng truyền thống ?

Huỳnh Đức ngày càng mất quyền uy ở SHB Đà Nẵng

HLV Lê Huỳnh Đức cùng SHB Đà Nẵng đã có một mùa giải thất bại. Ảnh: Hải Châu


Bình Dương hay Đà Nẵng cũng chẳng xứng đáng, vừa đá vừa tính toán cho vừa lòng lãnh đạo; buông xuôi và dễ dàng nhận những thất bại, phản bội niềm tin của người hâm mộ quê nhà thì thật đáng xấu hổ.

XM.HP ư ? Không, Vị trí hiện tại của XM.HP có được cũng chỉ là do may mắn, khi mà T&T chắc suất nhất bảng, các đội khác yên phận top dưới thì hạng nhì hay hạng ba tự rơi vào tay mà thôi. Có lẽ, XMHP chỉ “thắng” trong tim của CĐV Đất Cảng, khi mà với họ thứ hạng chẳng đáng quan tâm bằng tinh thần thi đấu của các cầu thủ.

Có rà soát hết lại 12 đội bóng “trụ hạng” năm nay, hạ hết các tiêu chuẩn thì cũng không thể tìm ra được một đội bóng xứng đáng giành “chiến thắng”. Vậy thì BTC giải, Liên đoàn là người chiến thắng chăng?

Cũng không, BTC với những quyết định khó hiểu, không dứt khoát, yếu kém trong công tác tổ chức, nhắm mắt làm bừa trong các tình huống nhạy cảm thậm chí hoạt động theo “luật rừng”, “tự chế” chứ không phải theo Hiến pháp và Pháp luật thì may ra được khen một chữ “thành công”.

VFF thì cũng là BTC thôi. Liên đoàn quả là cao tay khi biết lợi dụng “ham muốn” của mỗi đội bóng, vừa có kinh phí hoạt động, vừa có đánh bóng danh tiếng … nhưng số cũng thật đen đủi khi đã chủ quan cho rằng người hâm mộ sẽ đồng tình mà bỏ qua.

Thôi thì đành dành mỹ từ “ thắng lợi” cho người hâm mộ vậy. Mùa giải 2010 bộc lộ những tiêu cực tưởng chừng như sẽ không bao giờ tái diễn nữa.

Người Việt ta từng vỗ ngực từ hào về một giải đấu hấp dẫn để rồi tất cả gian dối được phơi bày ra trước mắt.

Liệu CĐV T&T có vui hay không khi chứng kiến đội nhà vô địch như vậy? Người Thanh Hóa có vui hay không khi cơ hội tránh suất playoff bị tước đi một cách tức tưởi? Người Đà Nẵng, người Long An, người Gia Lai có vui hay không khi những ứng cử viên vô địch phải vật lộn ở nhóm cuối ? Và người Hải Phòng có vui hay không khi niềm hi vọng của họ mãi mãi vẫn chỉ dừng ở mức tiềm năng?

Đau một lần rồi thôi, đành phải “thẩm du tinh thần”, hòa mình cùng sự “tưởng thưởng” vậy. Nhưng liệu đây có phải là lần cuối hay không? Khi mà dường như, ở một góc nhìn nào đó, kết cục của mùa giải năm nay vẫn được một bộ phận đánh giá là hoàn mỹ.

Cái thời "chuyên nghiệp" vẫn còn xa vời lắm ..................

Trên đây là một bài viết tâm huyết của một fans hâm mộ trên diễn đàn của Hội CĐV Hải Phòng. Bài viết có thể còn có những chi tiết chưa đúng, mang nặng tính chủ quan hay cục bộ địa phương nhưng đó âu cũng là một góc nhìn từ thực tế, tại một địa phương thường được biết đến là có đội ngũ CĐV quậy nhất Việt Nam. Và hãy cùng Thể thao VietNamNet chia sẻ suy nghĩ của mĩnh, kể cả việc phản bác lại ý kiến của bạn có nick name: hau_ooo, tác giả bài viết.

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,