221
12025
Tin Nhanh
tinnhanh
/tinnhanh/
1314904
Ruốc thịt làm từ bã sắn dây, bột mỳ là sự thật
0
Article
null
Ruốc thịt làm từ bã sắn dây, bột mỳ là sự thật
,
Dư luận đang xôn xao với thông tin ruốc được làm từ bã sắn dây trộn bột mỳ. Thực hư câu chuyện này ra sao và tác hại đến sức khỏe con người thế nào. Bài viết trên báo VTC.
Bã sắn dây + Knorr = Ruốc?

Chị Hoàng Thúy Hải (Ba Đình, HN) “bán tín bán nghi”: “Tôi không biết thực hư thế nào nhưng nghe người ta bảo bã sắn dây sau khi đã lọc hết nước sẽ trông bông xốp như ruốc thịt. Chính vì thế, để đánh lừa NTD, một số cơ sở chế biến ruốc thu gom bã này về, ngâm tẩm với nước thịt hoặc nước xương rồi rang lên cho gia vị ngấm vào để thành ruốc “thật”!"

Còn Bùi Mạnh Hùng (cựu sinh viên Trường Đại học Bách Khoa) sau nhiều lần ăn xôi ở cổng ký túc xá cũng rút ra kinh nghiệm “xương máu”: “Thử nghĩ xem, 2.000 đồng xôi sáng có cả vừng và một vốc ruốc thì bà bán xôi có lẽ phải... bán nhà đi nếu làm ăn trung thực! Tôi tin chắc rằng, làm ruốc kiểu này không khó. Chỉ cần xin bã sắn dây từ các nơi sản xuất bột sắn về giã cho tơi, rang với mắm muối, cho thêm tí mì chính thì thành ruốc tất!”.
Những chậu bã sắn dây như thế này sẽ là nguồn "nguyên liệu quý" cho "công nghệ" làm ruốc giả vẫn thịnh hành "ngầm" ở Hà Nội (Ảnh: N.L)
Một bạn có nickname Mẹ Bống đã làm phép so sánh: “Tôi vẫn nhớ, ruốc nhà làm thường có màu nâu trong khi ruốc bán ngoài chợ thì trắng. Bà ngoại tôi bảo, đó là do ở nhà làm bằng thịt mông lợn còn ngoài chợ họ làm bằng thịt thăn trộn với bã sắn dây. Trông đẹp hơn nhưng chắc chắn không ngon bằng”.

Trước hàng loạt các câu hỏi: Liệu có ruốc làm từ bã sắn dây - một thứ hàng “phế thải” như thế không?, trong cuộc trao đổi ngẫu nhiên với những người sản xuất, kinh doanh ruốc tại chợ Đồng Xuân, chúng tôi đã có được câu trả lời không mong đợi: Ruốc “sắn dây” hoàn toàn có thật!

“Chúng tôi không dám bày bán công khai vì nếu vô tình công an đi kiểm tra bắt được sẽ niêm phong quầy”, anh chủ bán ruốc tên Quang thành thật nói về loại ruốc này. Anh Quang cho biết vẫn thường xuyên cung ứng sản phẩm ruốc "sắn dây" cho những người buôn bán mặt hàng này đưa đi lên phân phối ở những vùng sâu, vùng xa như Lai Châu, Mộc Châu, Hòa Bình,… và những nơi cách Hà Nội chừng vài trăm km.

“Muốn hàng rẻ theo yêu cầu, nhà sản xuất đều có thể cung ứng, kiểu gì cũng có. Chúng tôi có thủ thuật riêng, thích sợi to, sợi tỏ, màu đậm, màu nhạt đều có hết…”, anh Quang khẳng định chắc như "đinh đóng cột”.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn đặt hàng, anh Quang nhắc nhở những “qui định” riêng. Thứ nhất: Số lượng đặt phải nhiều, mỗi lần lấy ít nhất phải 10kg bởi thông thường các chủ buôn khác thường lấy khoảng vài tạ ruốc/lần.
Bên ngoài không bày bán ruốc "sắn dây" nhưng chỉ cần hỏi, một số cửa hàng sẵn sàng nhận đơn đặt hàng với số lượng "bao nhiêu cũng có".
“Cùng một guồng quay, cùng công đoạn làm, nếu đặt 1 - 2kg thì không ăn thua”, anh Quang nói. Ngoài ra, nếu như những loại ruốc bình thường, khách hàng hoàn toàn có thể trả lại khi ruốc có hiện tượng mốc hoặc bán không hết hàng, nhưng riêng với ruốc “sắn dây”, ngoài việc phải thanh toán trước 100% số tiền cho đơn đặt hàng, người mua không được phép trả lại hàng dù có xảy ra chuyện gì.

“Công nghệ” sản xuất ruốc “sắn dây” thực chất cũng không quá phức tạp. Theo tiết lộ của chủ sản xuất, bã đã vứt bỏ tại các cơ sở chế biến bột sắn dây được mua về, sau đó tẩm hạt nêm Knorr và rang khô. Giá cả của loại bột “sắn dây” này rẻ gấp đôi so với những loại ruốc thông thường, chỉ khoảng 7.000 - 8.000 đồng/lạng.

Tuy nhiên, về chất lượng thì chính bản thân người cung ứng ruốc như anh Quang thừa nhận: “Không thể ăn được”. Chính vì vậy, nghiễm nhiên khách hàng (đối tác làm ăn) nếu đã mua rồi thì không được phép trả lại.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - cũng lắc đầu: Bã sắn dây là một loại chất xơ, một thứ “bỏ đi”, do đó ruốc làm từ loại bã này không còn chất dinh dưỡng, hoàn toàn không có tác dụng về mặt bồi bổ sức khỏe cho con người. Đó là chưa kể tới việc bã sắn dây này được dùng tay bóp, nặn trong quá trình chế biến, liệu nó có sạch hay không, đảm bảo VSATTP hay không, cũng là vấn đề cần xem xét.

TS Vương Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, cũng lên tiếng phản đối: Làm ruốc bằng bã sắn dây là một cách làm giả cần lên án.

“Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ, ruốc được làm từ thịt. Giờ lại cho bã sắn dây, đó thực chất là một hành vi gian dối trong làm ăn”, TS Tuấn bức xúc.

Sau ruốc "sắn dây" là ruốc trộn bột mì (?!)

Cuối giờ chiều, chuẩn bị sắp tới giờ tan chợ nhưng không khí mua bán xung quanh những cửa hàng ruốc ở chợ Đồng Xuân vẫn khá tấp nập. Trong vai một người muốn đi buôn ruốc, chúng tôi được cửa hàng anh chị S-T chợ Đồng Xuân) chào đón niềm nở.

Khá chuyên nghiệp, chị T mời chào khách: Ruốc gà giá 13.000 đồng/lạng còn ruốc lợn cao hơn một chút 16.000 đồng/lạng. Chưa cần hỏi, chị T đã nhanh nhảu quảng cáo: Cửa hàng chị đảm bảo chất lượng, sản xuất tại nhà ở Long Biên, có đầy đủ giấy tờ đăng kiểm của Sở Y tế. “Khách hàng mua ruốc về, nếu bán không hết, để lâu có thể ra đổi bình thường”.

Vừa kịp dứt lời kêu giá đắt, chị T đã vội vàng cho biết: Cửa hàng cũng có thể cung cấp loại 8.000 – 9.000 đồng/lạng và ngay sáng ngày mai có thể đến lấy luôn.
Những túi ruốc bày bán rộng rãi trên thị trường phần lớn đều được pha bột mì để tăng trọng lượng.
Băn khoăn về sự khác biệt giữa loại ruốc gà 13.000 đồng/lạng và ruốc gà loại 8.000 đồng/lạng, anh S (chồng chị T) giải thích gọn lỏn: “Nói chung, hàng nào cũng có bột, hàng rẻ thì bột nhiều, hàng đắt thì bột ít, thế thôi!".

Theo vợ chồng chị T, ruốc 13.000 đồng/lạng được coi là loại ngon, chất lượng, đang được bày bán công khai trên kệ cũng đã được “tẩm” một tỉ lệ bột mì nhất định, “gọi là chút ít”, theo cách nói của chị T. Tuy nhiên, lượng bột này bao nhiêu thì chỉ “dân nhà nghề” mới biết được!

Để nhận biết ruốc bị trộn bột mì, chị T "buột miệng": “Nhìn sợi ruốc sẽ to hơn và khi thả vào nước (bột nở ra – pv) thì phồng căng lên”. Còn anh S cũng thừa nhận: Khách hàng cũng dễ nhận ra loại ruốc này vì khi lắc gói ruốc, nhìn dưới đáy sẽ thấy những hạt bột li ti lắng phía dưới.

Anh S còn tiết lộ thêm: Để làm được thành phẩm ruốc trộn bột mì có nhiều công đoạn, trong đó, bột mìsống sẽ được trộn với ruốc ở khâu gần như cuối cùng, trước khi cho vào rang. Mặc dù, cửa hàng sản xuất và kinh doanh ruốc này khẳng định: Ruốc trộn bột mì có thể bảo quản và sử dụng được trong vòng vài tháng, nhưng theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam, chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, những loại ruốc như thế này chỉ nên sử dụng sau 1 – 2 ngày.

Để giải thích thêm về tác hại của việc sử dụng ruốc trộn bột mì, Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam cho biết: Công nghệ làm ruốc này rất nguy hiểm. Bột mì đã rang nên ăn ngay trong một, hai ngày thì được nhưng để lâu dễ bị mốc và lên men, thậm trí có nấm. NTD ăn phải ruốc mốc, lên men sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi dẫn tới nguy cơ ung thư.

Trước thực trạng này, GS Trạch mong muốn các cơ quan báo chí truyên truyền, phản ánh, phơi bày "công nghệ" sản xuất ruốc này để khuyến cáo NTD nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm ăn uống cho gia đình và người thân.

Còn TS Vương Ngọc Tuấn (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD) cũng cảnh báo: Hãy là một NTD thông minh. Trước khi mua hàng hóa, phải thận trọng, tìm hiểu thông tin, xem chất lượng loại dịch vụ hàng hóa như thế nào, nhu cầu của mình tới đâu, để rồi từ đó, mua bán không bị nhầm lẫn hay gặp phải những mặt hàng kém chất lượng, không như mong muốn.

(Theo VTC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,