221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1275386
Một ngày giỗ trận thể hiện bản lĩnh văn hóa Việt
1
Article
null
Ngày Hòa giải và Yêu thương:
Một ngày giỗ trận thể hiện bản lĩnh văn hóa Việt
,

- Như vậy là chỉ kể các nhà văn mà tôi quen biết, đã có tới 4 nhà văn nói lên tâm nguyện thiêng liêng của người Việt, cái hiện thực của dân tộc này...

TIN LIÊN QUAN

LTS. Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, non sông này đã thu về một mối. Chỉ còn ít ngày nữa thôi nhân dân cả nước ta sẽ tưng bừng kỷ niệm 35 ngày giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Câu chuyện thứ Bảy tuần này xin giới thiệu bài viết của nhà văn Văn Chinh về một nét văn hóa đặc biệt của người Việt. Văn hóa đó chỉ có ở dải đất hình chữ S đau thương và kiêu hãnh, khi trong suốt bề dày lịch sử hàng ngàn năm thường xuyên phải đánh giặc và giữ nước. Các nhà văn bằng sự từng trải và mẫn cảm của mình đã nhìn thấy sự cần thiết phải có một Ngày Hòa giải và Yêu thương, để con người hòa hợp cùng nhau giữ gìn sự sạch sẽ cho đất nước; để phong thuỷ của Việt Nam hưng thịnh, để người Việt hiện đại xứng đáng với tiền nhân.

Xin hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi qua địa chỉ hoagiaiyeuthuong@vietnamnet.vn

Khi nghe báo điện tử VietNamNet phát động “Ngày Hòa giải và Yêu thương”, tôi bồi hồi nhớ lại câu chuyện của nhà văn Nguyễn Minh Châu 30 năm trước. Chúng tôi đến thăm ông, ngôi nhà có lối đi chung cắt làm đôi ở số 3 Ông Ích Khiêm, ông vẫn ngồi bên cửa sổ như mọi khi, hút thuốc lào khan và nghĩ ngợi. Hồi ấy riêng tôi có chuyện vui, nghèo khổ nhưng vui. Còn ông thì đang gặp chuyện buồn, văn bị chê là u ám, có vấn đề. Có lẽ cảm thấy người đàn ông đã ngoài ba mươi mà lại hớn ha hớn hở, ông chợt thở dài, nói:

“Đất nước có chiến tranh kéo dài 30 năm, biết bao người chết. Vậy mà sau chiến thắng không có lấy một ngày giỗ trận. Kỳ lạ là mọi người cứ hớn ha hớn hở!”

Mô tả ảnh.
Đây là nơi yên nghỉ của 16 ngàn tử sĩ chế độ cũ, chia làm 8 khu từ A đến I. "Quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội chế độ cũ được nhìn nhận là một bước tiến khá dài cho mục tiêu hoà hợp dân tộc, thống nhất lòng người." Ảnh: Tuần Việt Nam

Tôi giật mình và đỏ mặt. Cố nhiên, tôi chỉ là cái cớ và câu nói của ông không chỉ nói về thế sự, nó hàm ý cả văn chương, cả những người lên báo chê văn ông buồn đau. Cũng cố nhiên là Nguyễn Minh Châu không thể không thấy niềm vui rộng lớn của dân tộc được thống nhất, người người được đoàn viên là một lý do chính đáng để mà hớn hở vui mừng. Nhưng, còn những người chết trận, những thương binh (người của chế độ Sài Gòn cũ thì gọi là phế binh) và thân nhân của họ thì sao?

Tôi từng đến thăm gò Đống Đa, nơi diễn ra ngày Giỗ trận 5 tháng Giêng hằng năm, thấy mộ (giả?) của viên tướng xâm lược nhà Thanh cũng có khói hương, có năm còn thấy cả xôi gà phẩm oản. Sực nhớ làng tôi cạnh bến đò Dâu có miếu Quan Trấn thờ viên quan trấn thủ bị thương ở mạn trên, chạy ngựa về đến đây do ông lái đò không chịu chở, không được cấp cứu, máu chảy hết mà chết. Ấy là bản lĩnh người Việt chăng?

Là kẻ đối địch, phải đánh cho tơi bời, không còn mảnh giáp; nhưng khi chết rồi, dẫu là kẻ địch thì cũng là con người. Đã là con người thì khi chết vẫn rộng lòng có bát cơm quả trứng, cho lập miếu để linh hồn có chốn nương thân, để nếu có kiếp sau, đừng làm kẻ xâm lược.

Mô tả ảnh.
Gò Đống Đa, chứng tích và bài học cho những kẻ xâm lược, nhưng cũng là nơi thể hiện sự nhân ái và bao dung của người Việt

Nếu đó là bản lĩnh người Việt ta thì, đó là nét văn hoá cao siêu vào bậc nhất của nhân loại, ngay cả bây giờ trong thế giới hội nhập, thì nét văn hoá nhân loại ấy càng phải làm cho nổi bật lên trước nhân loại 6 tỷ người. Sầm Nghi Đống dẫu có vì động cơ thăng quan tiến chức mà sang đây thì đó cũng chỉ là phụ, cái chính nằm ở mệnh lệnh nhà vua, kẻ ra lệnh chịu đến 95% trách nhiệm. Huống chi, khi đã cởi giáp buông gươm, khi đã thành kẻ chết trận, thì chỉ còn là thường dân, là di hài sẽ được nhận cả sự tử tế và cao thượng của người Việt.

Sau ngày thống nhất, mãi sau này tôi mới vào Nam chơi, vấn đề nghi kỵ giữa người chiến thắng và kẻ chiến bại, tôi chỉ chứng kiến qua sách báo. Phạm Trung Khâu có truyện ngắn viết về việc anh bộ đội từ R về, thấy người yêu cũ đang dính với một anh lính Sài Gòn cũ; anh ta hăm doạ, người kia đã cải tạo xong, bằng quyền lực và cả cái sự công thần, anh ta bắt đi cải tạo nữa, rõ là anh ta ghen quá hoá dại, làm chuyện riêng mà nhân danh cách mạng với những cảnh giác gỉ gì gì.

Một sự thật nhỏ nhen và đi ngược lại truyền thống Việt và tinh thần thượng võ của kẻ chiến thắng. Trong Tiểu thuyết cuộc đời của Nguyễn Văn Bổng, nhân vật xưng tôi, lại từ Bắc vô chiến trường, làm cán bộ nội thành, hệt như chính tác giả; nên câu chuyện như thật. Tôi từng thầm yêu người ấy, nhưng Nam Bắc chia đôi, tôi tập kết ra Bắc. Trong Mậu Thân, tôi bị trọng thương, ngẫu nhiên gặp người ấy – nay đã là bác sỹ cứu giúp; ăn ở với nhau cả tháng trời người ấy mới móc nối được cho tôi về R. Sau 30 – 4, người ấy vẫn âm thầm cùng đứa con trai 7 tuổi chờ tôi, mà tôi không trở lại. Cộng với sự kỳ thị của những cán bộ thủ cựu hoặc cá nhân như nhân vật của Phạm Trung Khâu và cả mặc cảm từng phục vụ chế độ cũ, người ấy mới di cư sang Pháp. Sang Pháp chứ không phải Mỹ, vì Mỹ từng là kẻ thù trực tiếp của tôi thì xót xa hơn cho tôi quá; thì ra, dù tôi có lỗi nhưng người ấy vẫn thương vẫn trọng tôi và tiểu thuyết về kết trong sự bùi ngùi ân hận của tôi.

Một truyện ngắn khác của Hào Vũ, truyện Khách thương hồ. Không rõ người khách ấy là thương binh hay “phế binh”, đi tập tễnh xuống đò. Sương giăng mù mịt mặt hồ, khi không gian mênh mông khiến con người hoang mang mà đổ ập vào nhau, tiếng va cộc dưới chân mới biết cô có chân giả. Mênh mang mờ mịt vẫn không rõ ta hay người chế độ cũ, mà ân ái nồng nàn - rất người.

Như vậy là chỉ kể các nhà văn mà tôi quen biết, đã có tới 4 nhà văn nói lên tâm nguyện thiêng liêng của người Việt, cái hiện thực của dân tộc này: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Bổng, Phạm Trung Khâu và Hào Vũ. Tâm nguyện ấy là cần có một Ngày hoá giải niềm nghi kỵ và mặc cảm; ngày ấy cần rũ bỏ mọi mặc cảm nguỵ ta và những thiên kiến ấu trĩ. Ngày 27 tháng 7 là hết sức linh thiêng, nhưng chưa đủ.

Chúng ta đã có ngày 30 Tháng Tư – Ngày Giải phóng và Thống nhất dân tộc nay cũng cần có Ngày Hoá giải (hay ngày Giỗ trận). Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn từng tuyên ngôn: “Thắng lợi này không chỉ của riêng ai, vinh quang này thuộc về Dân tộc.” Nếu có ngày ấy tự nhiên tuyên ngôn của cố TBT Lê Duẩn mang một tầm tư tưởng mới.

Bàn rộng ra thì như vậy, để thấy nhân loại cần và rất cần có một Ngày Hòa giải và Yêu thương. Cố nhiên, như các bài báo trên VietNamnet đã viết, không chỉ đến ngày ấy con người mới dành cho nhau sự hòa giải và yêu thương, mà nó chỉ mang hàm nghĩa tượng trưng, mà quanh năm hết đời chúng ta phải luôn hòa giải, phải giữ gìn sự sạch sẽ cho đất nước; để phong thuỷ của Việt Nam hưng thịnh, để người Việt hiện đại xứng đáng với tiền nhân.

  • Nhà văn Văn Chinh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao

Siêu mẫu Heidi Klum làm Người Sắt, Meredith Vieira mặc giống Lady Gaga còn vợ chồng nhà Mariah Carey thì thành lính cứu hoả...

Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

,
,
,