221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1295647
Kỳ 1: Sập "bẫy lừa" gói hàng có giấu 10.000 bảng Anh
0
Article
null
Theo dấu tổ chức tội phạm công nghệ cao:
Kỳ 1: Sập 'bẫy lừa' gói hàng có giấu 10.000 bảng Anh
,

– Cài cắm thành viên trên website mạng xã hội, tổ chức tội phạm công nghệ cao khiến nhiều người sập bẫy lừa ngoạn mục.

LTS: Một tổ chức tội phạm công nghệ cao hoạt động trên mạng xã hội Tagged đã khiến hàng chục nạn nhân sập bẫy. Những mắt xích bất ngờ phía sau công ty “ảo” kinh doanh trong lĩnh vực chuyển phát nhanh quốc tế. Mỗi nạn nhân trong danh sách dày đặc bị tay chân của tổ chức tội phạm “rỉa” vài ngàn USD. Ai là ông trùm thực sự của tổ chức này? Hãy cùng VietNamNet theo dấu tổ chức tội phạm công nghệ cao đang “thoắt ẩn thoắt hiện” tại TP.HCM.

Bỏ ít tiền "đầu tư" để được rất nhiều tiền..

Trình bày với VietNamNet, chị P.T.T.Phương (35 tuổi) đang làm kế toán trưởng một công ty lớn tại TP.HCM cho biết, chị là nạn nhân của một tổ chức tội phạm công nghệ cao.

Theo chị Phương, khoảng tháng 4/2010, chị quen người đàn ông tên William Philip trên mạng xã hội Tagged.com. Các thông tin cá nhân của Philip khiến chị Phương tin rằng đây là một người đàn ông khá "tiêu chuẩn": Philip 40 tuổi, công tác trong lực lượng hải quân tại Anh và đang sống…độc thân.

Sau khoảng 2 tháng quen biết, Philip và chị Phương thường xuyên liên lạc với nhau bằng thư điện tử. Những lần gọi điện thoại sau này, Philip nói rằng anh ta sắp bay sang Việt Nam thăm chị Phương.

Khoảng 14h ngày 11/7, chị Phương đang bù đầu giải quyết chứng từ, sổ sách ở công ty thì Philip gọi điện. Đầu số điện thoại +447 như khẳng định rằng, người bạn của chị đang có mặt tại Anh.

“Tôi có chuyển cho em một gói hàng thông qua công ty giao nhận quốc tế Swift Coporate Delivery (công ty Swift). Trong đó, ngoài quần áo và một số đồ dùng để tặng cho trẻ em nghèo tại Việt Nam, tôi có cất giấu 10.000 bảng Anh”, Philip cho biết.

Theo lịch trình giao nhận được hệ thống kiểm tra trên website của công ty Swift, gói hàng sẽ đến Việt Nam vào trưa hôm sau qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Các tổ chức tội phạm sử dụng công nghệ đang tìm đến các mạng xã hội như Tagged để "tìm mồi". Ảnh giao diện Tagged.com

Ngày 12/7, chị Phương nhận được mail của công ty Swift thông báo rằng, gói hàng Philip gửi cho chị đã bị Hải quan sân bay phát hiện có cất giấu ngoại tệ không khai báo và bị tạm giữ.

Qua mail, công ty Swift yêu cầu chị Hoàng chuyển 1.560 USD (tương đương 33,6 triệu đồng) để giải phóng hàng. Tiếp theo, Swift thông báo người đại diện của công ty này tại Việt Nam là cô Nguyễn Thị Vân Duyên sẽ liên lạc với chị để giải quyết sự cố.

Chiều cùng ngày, chị Phương nhận được điện thoại của Vân Duyên với nội dung yêu cầu tương tự. Không mảy may nghi ngờ, chị Phương đã chuyển số tiền mà đại diện Swift đề nghị vào tài khoản cá nhân của Vân Duyên tại Ngân hàng Đông Á.

Nhận được tiền, Vân Duyên tiếp tục yêu cầu chị Phương chuyển tiếp 2.580 USD nữa vì “số tiền trước không đủ “mạnh” để lấy hàng từ phía hải quan ra”. Bằng một giọng yêu cầu đầy kinh nghiệm, Vân Duyên phân tích cho chị Phương thấy rõ giá trị của gói hàng đang bị tạm giữ. Nếu chị Phương chịu khó bỏ ra vài ngàn USD để thu về 10.000 bảng Anh thì rõ ràng vẫn nắm chắc phần lời.

Nhưng, linh tính của một kế toán trưởng lâu năm trong nghề mách bảo chị Phương cảnh giác và gọi điện cho Philip.

Qua điện thoại, chị nghe tiếng rì rào sóng biển. Đầu dây bên kia, giọng Philip gào to như để át đi tiếng sóng: “I’m about get to submarine. Please do it!” (Tôi sắp vào trong tàu ngầm. Làm ơn thực hiện điều đó đi” (chuyển tiền- PV) rồi tắt máy. Chị Phượng không chuyển tiền theo yêu cầu mặc cho Vân Duyên liên tục nhắn tin thúc giục.

Hai ngày sau, không có thông tin gì về gói hàng đầy nhân đạo của Philip. Số điện thoại của anh ta cũng không liên lạc được. Chị Phương biết mình đã mất trắng số tiền đã trót dại gửi lần đầu...

Từ website của công ty Swift, có những câu hỏi bật ra về hoạt động lừa đảo mang tầm quốc tế. Số nạn nhân cũng theo đó tăng lên.

Sau khi VietNamNet xác minh sự việc, một cán bộ Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất nói: "Tôi rất bất ngờ trước thông tin này. Thời gian vừa qua không hề có gói hàng nào của Swift Coporate Delivery gửi cho khách hàng qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất chứ nói gì đến việc bị có giấu 10.000 bảng Anh và bị hải quan tạm giữ".

Hé lộ tổ chức tội phạm quốc tế tại TP.HCM

Giao diện website của tổ chức này, thoạt nhìn qua thể hiện sự chuyên nghiệp của một công ty vận chuyển quốc tế. Tuy nhiên đi sâu vào các yếu tố công nghệ có thể cho thấy sự phức tạp của tổ chức tội phạm công nghệ cao mà chị Phương đã sập bẫy.

Theo xác minh của VietNamNet, wesite của công ty trên được điều hành bởi máy chủ ở thủ đô Berlin (Đức). Tuy nhiên .tl là tên miền cấp cao nhất của Đông Timor được Tổ chức cấp phát số liệu Internet (IANA) chỉ định vào năm 1997.

Phải đến tháng 9/2005, tên miền này mới chính thức xuất hiện và được IANA ghi nhận. Các thông tin tại IANA cho thấy, tổ chức tội phạm công nghệ cao đã giăng bẫy chị Phương đã đăng ký tên miền này từ một công ty chuyên cung cấp tên miền con miễn phí ở Đức. Đó là lý do giải thích vì sao website có đuôi là de.tl.

Căn cứ vào các mốc thời gian về địa chỉ IP và tên miền có thể xác định khoảng thời gian tổ chức tội phạm lừa đảo này bắt đầu hoạt động từ năm 2007-2008.

Swift Coporate Delivery có website lấy tên miền con của Đông Timor.

Mặt khác, các thông tin về trụ sở cũng như chi nhánh của Swift Coporate Delivery càng làm tăng sự nghi vấn về một công ty “ma”, một website được lập ra phục vụ cho hoạt động lừa đảo xuyên quốc gia.

Theo đó, công ty Swift được giới thiệu là có trụ sở chính lại tầng 2, Main Terminal Building Mezzainie, số 64000, đường S21 Kuala Lumpur (Malaysia), phía trong phạm vi sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Ngoài ra công ty này còn thể hiện sự tin cậy với “con mồi” bằng cách quảng cáo thêm 3 chi nhánh khác tại Anh, Canada và Tây Ban Nha.

Website công ty này có sẵn hệ thống kiểm tra lịch trình hàng hóa và thời điểm giao nhận hàng. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân khẳng định trước khi họ chuyển tiền thì có thể kiểm tra bằng mật khẩu do chính công ty này gửi đến. Nhưng sau khi sập bẫy rồi, hệ thống website thông báo: nhập mật khẩu sai.

Để xác minh tính xác thực của Swift Coporate Delivery, VietNamNet đã gọi tất cả các số điện thoại được Swift công bố trên website. Dù là một công ty chuyển phát nhanh mang tầm quốc tế nhưng khi gọi điện đến, hầu hết đầu giây bên kia chị vang lên thông báo: “Bạn đang gọi vào hộp thư thoại. Hãy để lại lời nhắn sau tiếng bíp”.

Lần may mắn duy nhất gọi đến trụ sở công ty Swift đặt tại Kualalumpur, chúng tôi được một người đàn ông nghe máy và trả lời rất ngắn gọn. Theo người này, nếu có thắc mắc gì về thông tin hàng hóa hãy nhắn tin tên khách hàng và địa chỉ mail vào số điện thoại di động của anh ta.

*Tên nạn nhân đã được thay đổi

  • Quốc Quang

Kỳ 2: Những “bóng hồng” trong tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia

Hai cô gái trở thành trợ thủ đắc lực cho tổ chức tội phạm xuyên quốc gia sử dụng công nghệ cao. Vân Duyên là ai. Quan hệ thế nào với William Philip? Chúng tôi đi tìm những mắt xích dạt vòm…

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,