221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1292370
Nam sinh chui vào toilet nữ để… trốn nợ
1
Article
null
Nam sinh chui vào toilet nữ để… trốn nợ
,

- Bị chủ nợ vào tận trường săn lùng, anh chàng đã thoát được nhờ đã nhanh trí nhảy vào khu vực WC nữ và sau đó đã bị nhiều nữ sinh gọi với cái tên là “T. dê xồm”.

Khi sinh viên thành “chúa chổm”

Chị Hồng, chủ quán cơm KTX Học viện Báo chí Tuyên truyền (Hà Nội) cho biết: “Sinh viên có phải lúc nào cũng sẵn tiền đâu, mà không cho sinh viên nợ thì quán cơm nhà tôi biết bán cho ai bây giờ”. Có cung có cầu, hình thức nợ cơm của sinh viên ra đời như thế.

Hầu hết đến cuối tháng các sinh viên nam thường “viêm màng túi” và xin ghi nợ. Đến đầu tháng nhận được “tiếp tế” từ gia đình sổ nợ mới được xóa. Thanh Hùng (ĐH Xây dựng) kể: “Mình có bạn gái được nửa năm, thêm khoản tình phí hơi tốn kém nên thỉnh thoảng vẫn phải xin ghi tên vào sổ Nam Tào (nợ cơm)”.

“Mùa Worldcup này không ít sinh viên liều mình cá độ hết nhẵn tiền, cuối tháng lại vác cái bộ mặt thảm thương xuống năn nỉ ghi nợ cơm” – chị Hồng cũng cho biết thêm.

Mô tả ảnh.
“Không cho sinh viên nợ lại sợ mất khách” – chủ quán cơm trong KTX HV Báo chí TT cho biết

Chị Hồng cho kể: “Sinh viên bây giờ đời sống cũng khá hơn nên chuyện đòi nợ không khó khăn như trước nữa nhưng có những sinh viên bùng nợ không phải vì hoàn cảnh khó khăn mà vì những lý do như ham mê đỏ đen, ăn chơi…”.

Sổ nợ của bà chủ quán này chi chít những con số, ngày giờ, tên tuổi… rất cụ thể. Những sinh viên có thể ghi nợ phải là những người có quen biết với chủ quán. Trước khi cho nợ các chủ quán đều phòng xa bằng cách: điều tra kĩ càng về lớp, khoa, số phòng kí túc xá hay địa chỉ xóm trọ…

Có lần vào dịp cuối năm, chị Hồng đi đòi nợ một sinh viên, khi tìm đến đúng địa chỉ trọ thì nhận được cái lắc đầu của những người xung quanh, hỏi ra mới biết không có sinh viên nào như thế cả. Để tránh những tình trạng tương tự nhiều sinh viên phải “lấy lòng” chủ quán bằng cách “cắm” chứng minh thư, bằng tốt nghiệp…và số tiền nợ cũng được gia hạn.

Chị Hồng kể cho chúng tôi câu chuyện về một sinh viên tên Q. học khóa 24 tại HV BCTT, sinh viên này nợ tiền cơm ở quán chị lên tới tiền triệu. Đến cuối năm chị đi tìm để hỏi nợ thì anh chàng này táp dụng chiêu “vườn không nhà trống”, chị đưa sổ nợ lên tận phòng đào tạo để báo cáo thì được tin là sinh viên này đã bỏ học. “Thế là mất trắng số nợ, từ đó tôi rút kinh nghiệm là sang tháng sẽ hỏi nợ ngay không để lâu khó đòi”.

Bà Thanh, chủ quán cơm gần KTX Học viện Báo chí Tuyên truyền cũng kể câu chuyện của mình trong bức xúc. Những con nợ khó đòi khiến chủ hàng cơm phải phục chờ trước cổng hàng tiếng đồng hồ dù mưa hay nắng để chờ “con nợ” xuất hiện.

Nhiều anh chàng láu cá trước khi về kí túc xá luôn ngó trước ngó sau hoặc chuồn ra cổng sau để trốn nợ. “Quán cơm nhà tôi đang có gần chục triệu đồng chưa đòi được, nên biện pháp duy nhất của tôi hiện nay là nói không với nợ”.

Chị Quỳnh chủ quán nước Hương Quỳnh nằm trong khuôn viên KTX Đại học Sư phạm Hà Nội cũng không ít lần méo mặt vì bị sinh viên “xù nợ”. Chị kể có anh chàng đang trồng cây si một nữ sinh, muốn lấy lòng cả phòng nàng, chàng này “cắn răng” mời tất cả các cô nương xuống ăn uống, đập phá. “Vung tay quá trán” đến lúc về phải méo mặt xin ghi nợ.

Nhiều tháng sau không thấy đả động gì đến khoản nợ này, chị hỏi thì hắn cứ khất hết lần này đến lần khác. “Quán nước nên số nợ cũng ít hơn, chỉ tầm 500 nghìn trở lại. Sinh viên nào nợ khoảng 1, 2 trăm không thể đòi được tôi cũng phải xí xóa cho” - chị cho biết thêm

Cách đòi nợ phổ biến nhất của các quán này là gửi giấy nợ hoặc lên trực tiếp Phòng đào tạo của các trường đại học. Các chủ quán đều đe nạt sinh viên sẽ gửi giấy lên trường và khiến sinh viên không thể lấy được bằng, nhưng dường như nhiều chủ quán vẫn phải bất lực.

“Chuồn là thượng sách”

Không ít sinh viên khi nhận tiền đầu tháng từ gia đình đã đến nộp tiền ăn trước cho chủ quán để tránh tình trạng rỗng túi vào cuối tháng. Văn Lễ (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) cho biết: “Cách này cũng không an toàn lắm vì có lần bạn mình nộp tiền ăn cả tháng cho chủ quán, mới ăn được mấy hôm ra thì thấy quán đóng cửa. Hỏi ra mới biết quán bị giải thể để giải phóng mặt bằng. Thế là méo mặt cả tháng”.

Tuấn Anh (Đại học Công nghiệp) còn rùng mình nhớ câu chuyện của một anh khóa trên. Lúc đang chuẩn bị vào giờ học thấy mấy người lạ mặt hầm hố với kính đen, hình xăm lao vào lớp trên tay là một chiếc chứng minh thư. Những người này săm soi mặt từng sinh viên một và “săn” chúa chổm.

Nghe bạn bè Tuấn Anh kể hình như anh chàng kia thoát được nhờ đã nhanh trí nhảy vào khu vực WC nữ. Anh chàng này sau đó cũng được nhiều nữ sinh ưu ái gọi với cái tên là “T. dê xồm”.

Mô tả ảnh.
Hỏi nợ sinh viên cuối năm chả khác gì bắc thang lên hỏi ông trời

Anh Dũng, cựu sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội, chia sẻ cho chúng tôi những chiêu thức để... bùng nợ. Phòng trọ Dũng có 3 người do chi tiêu không điều độ nên đến cuối năm cả phòng đều rỗng túi. Ba anh chàng đã nghĩ ra cách thoát thân rất “độc”.

Ngay trong đêm Dũng và hai anh bạn cùng phòng lục đục dọn đồ chuyển nhà trong bí mật. Sáng ra khi chủ nhà tá hỏa vì không thấy ba sinh viên trọ đâu thì các anh chàng này cũng đã yên vị ở chỗ trọ mới. Thế là khoản tiền cơm cùng với tiền nhà trọ ba anh chàng “xù” luôn.

Vì không để lại địa chỉ lớp, trường cụ thể nên các chủ nợ cũng phải chịu thua. “Bất đắc dĩ mới phải thế, mỗi lần đi qua chỗ quán cơm cũ mình phải phóng xe thật nhanh, nhỡ đâu bà chủ quán vẫn nhớ mặt thì chết” - một trong 3 người nói.

Chủ nợ lớn nhất vẫn là các quán game online. Những game thủ “ăn game, ngủ cũng game” ngay tại quán hay là những khách quen đều được chủ quán ưu ái cho ghi nợ. Để trả các khoản nợ mới mong yên ổn tốt nghiệp ra trường, các sinh viên này đều phải kì kèo bạn bè hay cầm đồ để đi trả nợ.

Vay để trả, để trả lại đi vay chỗ khác, vòng tuần hoàn nợ luẩn quẩn này khiến không ít sinh viên sau bao năm vẫn chưa thể lấy bằng.

Chúng tôi hỏi một bà hàng nước ở cổng trường Bách Khoa về chuyện này, bà chìa ra một tập chứng minh thư than thở: “Chúng nó cắm chứng minh thư lại, đến ngày tốt nghiệp đánh bài chuồn. Có đứa quê tận trong Nghệ An, Hà Tĩnh bảo tôi đi đòi nợ chả khác gì bắc thang lên hỏi ông trời”.

  • Tú Mai
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,