221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1311022
“Người lớn cũng sống gấp, sao dạy trẻ con?”
1
Article
null
Tiến sĩ Nguyễn Kim Quý:
“Người lớn cũng sống gấp, sao dạy trẻ con?”
,

- LTS: Những hành động như tạt axit, đánh trọng thương hoặc doạ giết thầy cô của một nhóm học sinh. Những vụ hành xử “xã hội đen” trong trường học được quay clip rồi phát tán lên mạng như một thú vui. Những vụ án con giết cha, cháu giết ông bà, nam sinh giết người tình bằng những thủ đoạn dã man, phi nhân tính đậm đặc chất bạo lực. Những cái chết thảm chỉ vì tức nhau một ánh mắt, nụ cười, lời nói “đểu” của những người xa lạ. Qùy lạy gấu bông giữa phố, diễu hành “náo loạn” đường phố vì một nhóm nhạc Hàn Quốc bị kiện, tuyển “tình một đêm”, rao bán thể xác trên mạng, quan hệ tình dục tập thể…

Tần suất của những hành động gây sốc của một bộ phận giới trẻ diễn ra ngày càng nhiều hơn với những hậu quả ghê gớm, kinh hoàng.
Điều gì đang diễn ra trong đời sống đạo đức và nhân cách của một bộ phận giới trẻ Việt? VietNamNet xin mở một diễn đàn với sự góp mặt của các chuyên gia về xã hội học, giáo dục, tâm lý, kinh tế… và chính tiếng nói của thế hệ trẻ để cùng làm sáng tỏ phần nào hiện thực của "bức tranh tối" này.

Kỳ 1: TS Nguyễn Kim Quý (Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam): "Giới trẻ Việt đang thiếu mục đích và lý tưởng sống?"

Chưa có một số liệu thống kê hay một nghiên cứu khoa học cụ thể nào bàn sâu và rõ về sự xuống cấp về đạo đức hay lối sống của một bộ phận thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, qua báo chí, truyền thông và bằng chính những quan sát cá nhân ngoài xã hội, người ta thấy rằng số lượng những vụ việc gây sốc liên quan đến giới trẻ ngày càng nhiều, với mức độ trầm trọng hơn.

Ví dụ như những vụ án con giết cha ở Hải Dương hay trong TP. HCM, rồi thì cháu giết ông, bà; nam sinh, nữ sinh giết hại người tình bằng những thủ đoạn dã man…

"Người lớn không gương mẫu làm sao dạy trẻ con?”

Chưa bao giờ xã hội phải chứng kiến cảnh giới trẻ có thói hung hăng, côn đồ như hiện nay. Đôi khi chỉ vì ánh mắt, nụ cười, lời nói nhìn thấy ghét, hay chỉ một va chạm nhỏ, chẳng biết phải trái ra sao, một bộ phận giới trẻ sẵn sàng lao vào đánh đấm, thậm chí giết người.

Trong suy nghĩ của những thanh thiếu niên này, quả đấm, dao kiếm chính là "công lý", là lẽ phải, có quyền phán quyết đúng sai chứ không phải pháp luật hay đạo đức xã hội.

Mô tả ảnh.
Từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, cả nước xảy ra 1.600 vụ học sinh (HS) đánh nhau, trong đó 7 HS tử vong.

Nguyên nhân của sự xuống cấp về đạo đức và lối sống sống này, theo tôi, lỗi đầu tiên chính là sự quan tâm, giáo dục con cái của cha mẹ không đi đúng hướng, tức là chỉ lao theo dạy chữ mà quên mất dạy người.

Người ta gọi là "tiên học lễ, hậu học văn", đầu tiên phải học cái ứng xử đã, nhưng mình lại xem nhẹ cái ứng xử mà chỉ nặng về vấn đề dạy chữ, tức là học văn trước, đó là một điều sai lệch của nhiều bậc cha mẹ. Rồi việc cha mẹ áp đặt những mong ước, kỳ vọng của mình vào con cái một cách thái quá.

Chính sức ép này đã dồn đứa trẻ có nhiều cái bực tức và khi có cơ hội bùng phát lên thì nó lại phản ứng rất là ghê gớm, biểu hiện ở sự coi thường bố mẹ, thậm chí là có những hành vi thô bạo với bố mẹ

Dưới áp lực kiếm sống, cha mẹ dành rất ít thời gian để dạy dỗ con mà thường phó mặc bằng cách là: tôi cho con đi học, trăm sự nhờ thầy, thầy dạy được thế nào thì được, đến khi con hư hỏng rồi mới vào cuộc thì lại muộn mất!

Một vấn đề nữa, đáng nhẽ ra cha mẹ phải là những tấm gương nề nếp nhất cho con cái noi theo, nhưng thử nhìn một số bậc cha mẹ Việt Nam hiện nay xem sao? Người lớn cũng sống gấp, sống thử, sống hưởng thụ; bồ bịch, gái gú, nhậu nhẹt; buôn gian bán lận; nịnh nọt, hối lộ, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền…

Chính người lớn cũng xuống cấp về đạo đức thì làm sao dạy dỗ con cái trở thành người tử tế được?

Với những gia đình giàu có thì nuông chiều quá dẫn đến con hư hỏng. Trẻ con được nuông chiều thì sẽ làm bằng được cái gì mà nó thích, bất chấp tất cả đạo đức, luật pháp, tức là phát triển cái tự do, cái tôi của nó quá lớn.

Trong cấu trúc nhân cách con người có ba thành tố là cái tôi (con người hiện thực), cái siêu tôi (chuẩn mực của cá nhân) và phần nhu cầu của con người. Một khi nhu cầu của con người được phát triển một cách tự do là không có cái gì để khống chế và cũng không rèn luyện cái tôi và cái siêu tôi thì rõ ràng nhu cầu sẽ thắng thế các phần kia.

Một khi nhu cầu thắng thế thì nó bất chấp tất cả để miễn làm sao thỏa mãn mà không nghĩ đến hậu quả.

“Giới trẻ thất vọng về những hình tượng nhẽ ra phải lý tưởng"

Về phía nhà trường, có thể nói, báo chí đề cập rất nhiều đến ông thầy. Người thầy thực sự gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng thì không nhiều lắm. Cái này nguyên nhân là từ phía các trường sư phạm cũng chểnh mảng trong vấn đề rèn luyện về nhân cách người thầy.

Mô tả ảnh.
TS Nguyễn Kim Quý: "Nhiều người lớn cũng đang sống gấp, sống hưởng thụ; bồ bịch, gái gú, nhậu nhẹt; buôn gian bán lận; nịnh nọt, hối lộ, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền…".

Thầy lạm dụng trò, thầy đánh trò, thầy không tâm huyết với nghề, nhận hối lộ, móc ngoặc, dạy thêm, học thêm,… dẫn đến hình ảnh ông thầy rất là đẹp trong mắt trò không còn nữa và chúng thất vọng về những hình tượng nhẽ ra phải là lý tưởng đó.

Vấn đề thứ ba nữa là việc quản lý phim ảnh, sách báo, truyện, những luồng văn hóa đen trên mạng... của chúng ta còn quá nhiều bất cập. Những chuyên loạn luân, bạo lực; những xu hướng văn hóa kỳ dị… khơi gợi tình dục, bản năng hung tính của con người... đầy rẫy trên mạng. Trò chơi bạo lực tràn lan không có một cơ chế kiểm soát hiệu quả.

Trong khi đó, tôi cảm thấy nhiều bạn trẻ đang không có mục đích, khát khao và lý tưởng sống dẫn đường. Làm sao có một hứng thú, động cơ học tập đúng đắn với sự khát khao tri thức khi có những giờ học đọc chép nhàm chán?

Làm sao có một lý tưởng yêu thương và nhân ái với sức ép thành đạt từ gia đình và những điều thất vọng từ sự giả dối của người lớn?

Làm sao giải tỏa được những năng lượng tốt khi có quá ít các sân chơi, hoạt động văn hóa, nghệ thuật lành mạnh? Trong khi đó, thế giới mạng lại có quá nhiều những điều mới mẻ, lý thú, hấp dẫn giới trẻ, và những trò tiêm nhiễm cũng từ đó mà lây lan

"Nên đi học làm vợ, làm chồng, làm mẹ!"

Các nước phát triển trên thế giới đều trải qua những biến đổi như thế này. Không phải bây giờ mà từ nhiều năm nay, xã hội đã lên tiếng gay gắt về sự xuống cấp trong đời sống đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ.

d
Hình ảnh vụ nữ sinh tại Nghệ An bị đánh hội đồng - ảnh: Báo CANA

Nhưng, có một điều tôi cảm thấy là công tác phòng ngừa của chúng ta còn chưa hiệu quả. Các công trình nghiên cứu về con người để giúp xã hội phòng ngừa còn hạn chế, lẻ tẻ.

Nhiều khi còn bị ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ, sợ động chạm nên không dám đặt thẳng vấn đề nghiên cứu. Ví dụ như cách mạng tình dục mà các nước phương Tây đã trải qua 50 năm nhưng hiện nay nó đang len lỏi trong đời sống xã hội Việt Nam. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu, dự báo và đưa ra giải pháp phòng ngừa cho vấn đề đó.

Là một nhà nghiên cứu cũng là một phụ huynh, tôi khao khát cho những bậc cha mẹ Việt Nam được đi học những lớp học làm vợ, làm chồng hay học cách làm cha mẹ, ông bà… Cha mẹ không áp đặt và phải tôn trọng, phát hiện năng lực của con, từ đó hình thành cho nó một lý tưởng sống, đồng thời phải là tấm gương về nhân cách và đạo đức sống cho con cái noi theo.

Các cơ quan nhà nước cần phải quyết liệt trong việc quản lý và ngăn chặn những luồng văn hóa rác đang ồ ạt , công khai “đổ” vào Việt Nam qua chính sách báo, phim ảnh, mạng… Sự bền vững và nhân văn của một xã hội cũng bắt nguồn từ chính những cải cách này...

  • Sơn Khê - Thùy Thơm

    (còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,