221
7683
Chuyển động trẻ
chuyendongtre
/xahoi/chuyendongtre/
1299091
Cảm động mẹ kế nuôi con chồng đỗ thủ khoa
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Cảm động mẹ kế nuôi con chồng đỗ thủ khoa
,

Được hưởng sự chăm sóc và tình yêu thương của người mẹ kế yêu con chồng như con đẻ, Nguyễn Huy Hoàng vượt qua những thiếu thốn tình cảm khi cha mẹ ly hôn, trở thành thủ khoa khối A Học viện Cảnh sát với tổng số điểm 27,5.

Từ ngày nghe tin Nguyễn Huy Hoàng đỗ thủ khoa của trường Học viện Cảnh sát, căn nhà nhỏ ở ngõ 382, đường Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm (Hà Nội) lúc nào cũng nhộn nhịp người ra vào chia vui cùng gia đình.

Là thủ khoa của trường Học viện Cảnh sát với tổng số điểm 27,5 (Toán 9, Lý 8,5, Hóa 9,25) nhưng Hoàng vẫn chưa hài lòng với kết quả đạt được. “Hôm đi thi về em đã tính điểm của mình phải được 29 điểm, khi nghe thông báo kết quả chỉ được 27,5 tuy là thủ khoa của trường nhưng em vẫn chưa hài lòng lắm”, Hoàng tâm sự.

Mẹ kế không sinh em để nuôi

Hoàng ăn học Hoàng sinh ra trong một gia đình hạnh phúc nhưng thời gian ấy cũng chẳng được bao lâu. Năm Hoàng 9 tuổi, học lớp 4 (năm 2001) bố mẹ Hoàng ly hôn.

Thương cảnh gà trống nuôi con, đến năm 2004 chị Đinh Thị Lưu cùng chung cảnh ngộ đã tự nguyện đến với bố Hoàng, chăm sóc và nuôi Hoàng học hành. Thời gian đầu, bố Hoàng muốn có một đứa con chung với chị Lưu nhưng chị không đồng ý vì muốn dành tất cả thời gian chăm sóc cho Hoàng. "Tôi coi Hoàng như con mình đẻ ra, dành mọi tình thương và sự chăm sóc cho con", chị Lưu nói

d

Hoàng cùng bố và mẹ kế

Được sự chăm sóc từ đôi bàn tay của người mẹ kế tốt bụng, Hoàng không còn cảm thấy thiếu thốn về tình cảm. “Mặc dù dì không sinh ra em, nhưng tình cảm của dì dành cho em không khác gì mẹ ruột. Dì chăm lo cho em từng giấc ngủ, bữa cơm. Mỗi lúc em ốm đau dì thức cả đêm chăm sóc, thúc giục em học những lúc em còn ham chơi…”, Hoàng tâm sự.

Bố Hoàng là công nhân đường sắt, nay đây mai đó trên các chuyến tàu Hà Nội – Đồng Đăng. Mọi công việc nhà cửa, chợ búa, lo cho con đều đổ dồn vào đôi vai của mẹ kế. Hàng ngày, ngoài chăm sóc Hoàng, chị Lưu tranh thủ đi chợ bán vài thứ lặt vặt kiếm thêm thu nhập. Dù công việc vất vả, bận rộn nhưng chưa bao giờ chị để cho Hoàng ở nhà phải thiếu ăn hay bỏ bữa.

Có được như ngày hôm nay, Hoàng không thể quên được sự chăm sóc nhiệt tình của một người mẹ kế với một tấm lòng bao dung.

Ước mơ được làm cảnh sát

“Vào cảnh sát, em sẽ được học hỏi nhiều hơn. Được rèn luyện trong một môi trường kỷ luật… và hơn thế nữa là em sẽ được học về cách làm người, tình yêu thương và đạo đức con người”, Hoàng nói.

f

Hoàng dọn dẹp nhà của lúc bố mẹ vắng nhà

12 năm học, năm nào Hoàng cũng là học sinh khá giỏi của trường, luôn được thầy cô, bạn bè yêu mến. Tuy học khối A nhưng Hoàng từng dự thi học sinh giỏi môn Địa lý của trường.

Từ lâu, mỗi lần nghe đài, đọc báo thấy những chiến công của các chiến sĩ cảnh sát là Hoàng lại nung nấu quyết tâm trở thành một chiến sĩ cảnh sát. "Ước mơ này trỗi dậy trong em từ năm học lớp 10, đến nay em đã gần biến được mơ ước đó thành sự thật", Hoàng giãi bày.

Không chỉ là người đam mê học hỏi qua sách báo, Hoàng còn có một kỹ năng truyền đạt rất tốt. Những lúc rảnh rỗi, thay vì đi chơi Hoàng tình nguyện dạy kèm cho gần chục em trong xóm và được các em ấu yếm gọi với tên trìu mến “thầy Hoàng”.

Về phương pháp học, Hoàng tiết lộ, em chủ yếu tự học từ bài giảng của thầy cô và tham khảo sách giáo khoa. "Đối với môn tự luận như Toán thì phải làm nhiều các dạng đề có được phản xạ nhanh. Với những môn trắc nghiệm, phải nắm chắc lý thuyết", Hoàng đúc kết.

(Theo Đất Việt)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,