221
7682
Pháp đình
phapdinh
/xahoi/phapdinh/
1315276
“Người đương thời” lại hầu tòa tội lừa đảo
0
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
“Người đương thời” lại hầu tòa tội lừa đảo
,

- Ngày 20/10 TAND TP Hà Nội đưa "Người đương thời" Nguyễn Đình Chiến ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau một ngày xét xử, phiên tòa đã bị hoãn để làm rõ thêm một số vấn đề.

Hơn 10 năm trước, Nguyễn Đình Chiến (SN 1951- Trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) từng bị khởi tố, bắt giam trong vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Vụ việc được dư luận quan tâm khi sau đó ông Chiến được VKSND TP. Cần Thơ xin lỗi vì có oan sai trong tố tụng.

Nguyễn Đình Chiến càng trở nên nổi tiếng khi từng là nhân vật chính trong chương trình “Người đương thời” của VTV…Và cái tên Nguyễn Đình Chiến lại một lần nữa được chú ý khi ông ta lại bị cơ quan công an khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo buộc của VKS, Nguyễn Đình Chiến- với cương vị là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Thương mại Bắc Hà (Công ty Bắc Hà), Tổng Giám đốc tập đoàn BacHa Group Limited HongKong đã nguỵ tạo năng lực tài chính của mình, hứa vay vốn rồi chiếm đoạt của hai bị hại gần 26,5 tỷ đồng.

Bị hại thứ nhất của ông Chiến là Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Đầu tư Đại Viễn Dương (Công ty Đại Viễn Dương, TP. Hồ Chí Minh). Vào tháng 6/2007, Chiến gặp gỡ và “khoe” với ông Phạm Trọng Thuần- Giám đốc Công ty Đại Viễn Dương, TP. Hồ Chí Minh giấy bảo lãnh của Ngân hàng Barclays LonDon cho người thụ hưởng là Nguyễn Đình Chiến với số tiền 500 triệu Euro; Giấy hứa thanh toán nợ của tập đoàn BaSon HongKong hứa chuyển trả 2 triệu USD cho Chiến; Hợp đồng uỷ quyền của ông Yuhao (Lào) cho phép Chiến được sử dụng viên ngọc trị giá 1,2 tỷ USD; Giấy uỷ quyền của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông lâm (Lào) cho Chiến môi giới, thương thảo sử dụng số tiền 100 triệu Euro….

Mô tả ảnh.
Nguyễn Đình Chiến tại tòa.

Và sau đó, ông Thuần đã ký hợp đồng để Công ty Bắc Hà huy động 20 triệu USD nhằm thực hiện dự án xây dựng khu du lịch sinh thái tại Đồng Nai. Đổi lại, công ty Đại Viễn Dương phải có vốn đối ứng là 2 triệu USD, hoặc có 400.000 USD để trả lãi xuất cho vốn đối ứng trên (chuyển vào tài khoản của Công ty Bắc Hà).

Công ty Đại Viễn Dương đã chuyển gần 6,5 tỷ đồng (tương đương 400.000 USD) và 12 sổ đỏ cho Công ty Bắc Hà để làm thủ tục vay vốn, nhưng quá hạn nhiều ngày mà không thấy tiền vay đâu, Công ty Đại Viễn Dương đã đòi lại tiền và sổ đỏ đã thế chấp. Lúc đó Chiến chỉ hứa hẹn mà không thực hiện. Đến tận khi có đơn tố cáo, Chiến mới trả 3,1 tỷ và 1.500 USD.

Theo cáo buộc, Chiến đã sử dụng số tiền nhận của Công ty Đại Viễn Dương không đúng mục đích đã thoả thuận; 12 sổ đỏ cũng đã bị Công ty Bắc Hà mang đi thế chấp để vay 80 tỷ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương

Bị hại thứ hai của Chiến được VKS nhắc đến là trường Đại học Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội). Dựa vào những giấy tờ mà Chiến đã "khoe" với ông Phạm Trọng Thuần (Giám đốc Công ty Đại Viễn Dương, TP. Hồ Chí Minh), Chiến đã tạo được lòng tin của ông Nguyễn Tiến Luận- Chủ tịch HĐQT trường Đại học Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội).

Hai bên đã đi đến thoả thuận để Công ty Bắc Hà huy động 100 triệu Euro, thực hiện dự án xây dựng khu giáo dục. Phía ĐH Nguyễn Trãi phải chuyển cho công ty Bắc Hà 10 triệu Euro vốn đối ứng hoặc 2 triệu Euro trả lãi xuất cho khoản đối ứng này.

Khi đã nhận 20 tỷ tiền lãi vay của khoản vốn đối ứng từ đối tác, Chiến cũng đã không thực hiện được bất kỳ cam kết nào: không huy động được 100 triệu Euro; không huy động được 10 triệu Euro tiền vốn đối ứng; không làm thủ tục bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm tiền vay (2 triệu Euro); không thực hiện cam kết trả lại tiền khi bị trường ĐH Nguyễn Trãi đòi nợ…

Trong vụ việc này, còn có hành vi sử dụng trái phép 12 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (của công ty Đại Viễn Dương) để vay 80 tỷ nhưng CQĐT đã tách rút tài liệu để điều tra, xử lý sau.

20 tỷ nhận từ trường ĐH Nguyễn Trãi, Chiến đã mang đi cho vay hoặc trả nợ cho một số người, một số đơn vị mà trước đó, Chiến cũng nhận “vốn đối ứng” nhưng không huy động được vốn…

Theo cơ quan điều tra, các loại giấy tờ mà Chiến đã dùng để “chứng minh năng lực tài chính” đều là giấy tờ giả mạo. Chiến nâng vốn điều lệ của Công ty Bắc Hà lên 168 tỷ đồng nhưng từ năm 2007 đến khi vụ án được khởi tố, Công ty này không mua hoá đơn GTGT, chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh gì; tài khoản của tập đoàn BacHa HongKong không có giao dịch nào…

Bản thân Chiến thì cho rằng, mình không có hành vi lừa đảo mà chỉ là “sử dụng số tiền của công ty Đại Viễn Dương và trường ĐH Nguyễn Trãi không đúng cam kết như hợp đồng đã ký”.

Tại tòa, Chiến khẳng định, những giấy tờ mà cơ quan điều tra nói là giả thì lại là thật. Việc Chiến được ông Yuhao (Lào) cho phép Chiến huy động vốn thông qua viện ngọc trị giá 1,2 tỷ USD là có thật; khoản nợ của Tập đòan Bason... cũng là có thật. Chiến đề nghị dịch bản cam kết giữa chiến và ông Yuhao thì sẽ rõ. Vì lý do kể trên, Tòa đề nghị hoãn xử để VKS làm rõ các nội dung nêu trên.

  • T.N
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Pháp đình'

,
,