221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1318322
Mỹ-Ấn ký các thỏa thuận thương mại trị giá 10 tỉ USD
1
Article
null
Mỹ-Ấn ký các thỏa thuận thương mại trị giá 10 tỉ USD
,

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vào đầu giờ chiều nay (giờ địa phương), bắt đầu chuyến công du nước ngoài dài nhất kể từ khi nhậm chức.

Ông đã đến một đất nước mà cả các nhà lãnh đạo và người dân có nhiều hy vọng vào chuyến thăm này. Phần lớn thành phố Mumbai đều có các hàng rào vì lý do an ninh, chính quyền Ấn Độ thậm chí còn yêu cầu hạn chế phạm vi hoạt động của lễ Diwali, một lễ hội ánh sáng Hindu, và cấm đốt pháo ở các khu vực nơi Tổng thống Mỹ sẽ xuất hiện.

s
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu sau chuyến thăm khách sạn Taj Mahal, Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: AP

Mặc dù trọng tâm chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Mỹ là cải thiện quan hệ kinh tế hai bên, nhưng điểm dừng chân đầu tiên của Obama lại thể hiện sự chia sẻ và đoàn kết an ninh với người dân Ấn Độ.Đoàn xe của ông đã đến khách sạn Taj Mahal, một trong những nơi xảy ra vụ tấn công khủng bố tháng 11/2008 bởi một nhóm tay súng đến từ Pakistan. Các tay súng đã giết chết hơn 170 người bao gồm cả người Mỹ.

Tổng thống Obama đã đặt hoa ở nơi tưởng niệm các nạn nhân và ký tên vào sổ lưu niệm của khách sạn trước khi gặp gỡ với khoảng 50 người - thành viên các gia đình nạn nhân vụ khủng bố, người sống sót trong thảm kịch này và cả nhân viên khách sạn.

"Nếu ai hỏi có phải việc này chính là gửi đi một bức thông điệp, câu trả lời của tôi đơn giản là: Hoàn toàn đúng vậy”, Tổng thống Mỹ nói. "Trong sự quyết tâm của chúng ta nhằm đảm bảo một tương lai an ninh và thịnh vượng cho người dân, Mỹ và Ấn Độ cùng nhau sát cánh”.

Obama không đề cập đến vai trò của Pakistan. Ấn Độ từng cáo buộc lực lượng tình báo Pakistan đã huấn luyện cho các tay súng, dĩ nhiên Islamabad phủ nhận việc này.

"Chúng ta sẽ luôn luôn nhớ tới sự kiện ngày 26/11, không chỉ là mất mát đau thương mà còn là sự dũng cảm và nhân đạo được thể hiện trong ngày thảm kịch ấy”, Obama viết trong cuốn sổ lưu niệm của khách sạn. "Nước Mỹ đoàn kết với người dân Mumbai và toàn bộ người dân Ấn Độ để diệt trừ khủng bố, và chúng tôi khẳng định tình hữu nghị lâu dài với người dân Ấn Độ”.

Trước chuyến công du, một nhóm lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đã nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến đi này với việc thúc đẩy tương lai việc làm tại Mỹ và bác bỏ quan ngại rằng, Ấn Độ, một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với 1,2 tỉ dân số, sẽ lấy đi của Mỹ nhiều việc làm hơn là tạo ra nó.

Tình trạng thất nghiệp cao và không có chiều hướng suy giảm đóng vai trò trung tâm trong cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra ở Mỹ hôm thứ ba, cũng như tác động lớn tới sự thất bại với đảng Dân chủ của ông Obama. Lần này, trong chuyến công du kéo dài 10 ngày ở châu Á, Obama sẽ đề cập nhiều hơn tới chính sách đối ngoại liên quan tới các lợi ích kinh tế Mỹ.

David Cote, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Honeywell, nói với báo chí rằng, “kiểu kiểm soát xuất khẩu lỗi thời” dẫn dắt thương mại Mỹ - Ấn có thể thay đổi trong chuyến thăm của ông Obama. Trong lịch trình dự kiến, ông sẽ tham dự một diễn đàn với hàng trăm lãnh đạo doanh nghiệp hai nước.

Chuyến công du đưa Obama tới bốn quốc gia châu Á đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu nâng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ trong năm năm tới. Ông tin là, sự tăng trưởng của các nền kinh tế Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản có thể dẫn dắt tương lai tăng trưởng kinh tế Mỹ khi người tiêu dùng trong nước cắt giảm chi tiêu sau khủng hoảng tài chính.

Kinh tế Ấn Độ dự kiến tăng trưởng hơn 8% trong năm tới, và xuất khẩu Mỹ sẽ tìm được một thị trường đầy tiềm năng ở một quốc gia có tầng lớp trung lưu tương đôi trả, thích thú phong cách Mỹ. Hơn 60% dân số Ấn Độ dưới độ tuổi 35 - một tỉ lệ cao trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Ấn Độ đã đón tiếp hai tổng thống Mỹ tới thăm trước đây, và giờ đây, quốc gia này lại chào đón Obama. Báo chí địa phương hầu như đều đăng trên trang nhất chuyến thăm của Tổng thống Mỹ.

Theo những thông tin mới nhất, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố các thỏa thuận thương mại trị giá 10 tỉ USD với Ấn Độ. Ông cũng đưa ra những quy định xuất khẩu mới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty Mỹ kinh doanh tại quốc gia 1,2 tỉ dân, đồng thời quyết định nới lỏng kiểm soát việc mua sắm những công nghệ “hai mục đích” của Ấn Độ (có thể sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự).

Obama đã đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu với các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ - Ấn.

  • Thái An (Theo Washington Post, AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,