221
12031
TP.HCM
hcm
/hcm/
1308051
Để giành lại thị phần, sữa nội phải... "ghi danh quốc tế"!
1
Article
null
Để giành lại thị phần, sữa nội phải... 'ghi danh quốc tế'!
,

- Để xóa được mặc định rằng sữa ngoại luôn tốt hơn sữa nội, các doanh nghiệp sữa VN phải tìm cách khẳng định thương hiệu của mình ở... nước ngoài!

"Trong Quản trị kinh doanh có một cách để xóa bỏ mặc định trong đầu của người tiêu dùng nhưng cách này đòi hỏi một trình độ khá cao của doanh nghiệp. Ví dụ, một thương hiệu sữa nội địa muốn chiếm lĩnh tâm trí người tiêu dùng trong nước thì doanh nghiệp này cần chứng minh với người dân rằng mình đang chiếm lĩnh thị trường sữa nước ngoài, mà phải là phân khúc thị trường bậc trung trở lên", Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm "mách nước".

Cụ thể, phải minh chứng cho người tiêu dùng nội địa thấy rằng, thương hiệu sản phẩm sữa này được ưa thích bởi một thành phần người tiêu dùng trung lưu của Pháp, Anh, Đức, Mỹ... Như vậy mới phần xóa được suy nghĩ "cố hữu" trong đầu của người tiêu dùng rằng sữa nội không thể nào bằng sữa ngoại. Liên hệ đến hiện tượng Ngô Bảo Châu, Giáo sư Thiêm cho rằng "Doanh nghiệp VN rất cần có một giải quốc tế như vậy mới mong "thay đổi lịch sử"!

Để dành lại thị phần ,sữa nội phải được "điểm mặt" tại các thị trường cao cấp. (Ảnh minh họa: VNN)

Là người đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong suốt thời gian dài, bà Vũ Kim Hạnh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp - BSA) cho biết, các doanh nghiệp trong nước hiện đang gặp khó khăn ngay cả thị trường nội địa chứ chưa nói đến thị trường nước ngoài. Người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, mấy ai đọc báo, lướt web để nắm thông tin sản phẩm, thậm chí nghe đài phát thanh cũng không nhiều. Phần lớn họ chỉ xem truyền hình, đặc biệt là các kênh TV Shopping, mua sắm...

Tuy nhiên, thử hỏi với chi phí quảng cáo trên các đài truyền hình quá đắt đỏ như hiện nay thì có mấy doanh nghiệp trong nước kham nổi. Thành thử kênh thông tin gần gũi nhất với đại đa số người tiêu dùng chỉ toàn phát quảng cáo những sản phẩm thương hiệu ngoại". "Cũng may là thời gian vừa qua một số đơn vị kinh doanh do lạm dụng quảng cáo phóng đại thông tin đã khiến người tiêu dùng mắc lỡm khiến họ quay lưng, nếu không hàng nội sẽ còn thua nữa", bà Hạnh cho biết thêm.

Một "lỗ hổng" khác nữa của doanh nghiệp trong nước, theo bà Hạnh là ít doanh nghiệp nội địa nào chịu bỏ chi phí để thực hiện đến nơi đến chốn các cuộc điều tra nhằm thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng. Trong một hội thảo gần đây, BSA đã thực hiện một cuộc khảo sát bỏ túi để tìm hiểu các doanh nghiệp nội đã làm gì để thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng trong nước.

Bà Hạnh cho biết, trong hơn 100 phiếu thu được có rất ít đơn vị thuê công ty chuyên nghiệp làm điều tra thị trường. Chủ yếu doanh nghiệp tiến hành điều tra qua hệ thống phân phối bán hàng của công ty. Rõ ràng cách này thì không có hệ thống nên khó có kết quả xác đáng. Chính các doanh nghiệp cũng thừa nhận, thông tin thu thập qua kênh này khá thất thường khi trúng khi không, khi tốt khi xấu. "Việc điều tra thấu hiểu hành vi tiêu dùng cần phải được thực hiện bằng các phương pháp khoa học chứ không thể dựa vào trí tưởng tượng hay đoán mò", bà Hạnh nhấn mạnh.

Giám đốc BSA dẫn chứng một số công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng như mì gói, nước chấm họ có cả một ngân hàng khẩu vị. Trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường họ cho sản xuất các mẫu dùng thử để tổng hợp khẩu vị của người tiêu dùng khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thời gian kéo dài rất lâu, rất tốn kém, doanh nghiệp trong nước khó mà có đủ chi phí thực hiện các cuộc thử nghiệm như thế.

Đánh giá mức độ thấu hiểu người tiêu dùng trong nước của các doanh nghiệp VN hiện nay, Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: Doanh nghiệp trong nước đầu tiên chưa nghĩ đến cảm nhận của người tiêu dùng. Doanh nghiệp VN chưa thấu hiểu người tiêu dùng mà chỉ mới quan tâm đến khái niệm "tiêu dùng", nghĩa là chỉ mới nặng về việc làm sao để bán được hàng (chứ chưa quan tâm đến việc làm thế nào để người tiêu dùng mua hàng của mình). Mà để bán được hàng thì phải tăng cường quảng cáo, chạy theo các chứng chỉ như ISO... Doanh nghiệp đã quên mất người tiêu dùng quan trọng như thế nào!

  • Thiên Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa

(VietNamNet) - Hà Nội đang vào đợt lạnh đầu mùa. Người già co ro bên hồ buổi sớm, giới trẻ thích thú chụp ảnh trong gió rét.

Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời
Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời

2 trong số 4 trụ sắt đã gãy rời hoàn toàn, làm cả cây cột điện đổ nghiêng về dốc La-pho (quận Ba Đình, Hà Nội).

Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt
Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt

(VietNamNet)- Xuất hiện với mật độ…dày đặc, hàng loạt hố “tử thần” đang há mồm chờ xe buýt trên đường Nguyễn Trãi.

Về từ đáy sông Lam
Về từ đáy sông Lam

Cả ngày 21/10, cả khu vực xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đặc kín. Cả biển người lặng đi trong tiếng khóc đến xé lòng.

,
,
,