221
12031
TP.HCM
hcm
/hcm/
1306037
Doanh nghiệp thủy sản nguy cơ phá sản hàng loạt?
1
Photo
null
Doanh nghiệp thủy sản nguy cơ phá sản hàng loạt?
,

- Thông tư 25 về việc quản lý việc nhập khẩu thủy hải sản nhằm hạn chế nhập siêu đang đẩy các doanh nghiệp (DN) thủy sản vào thế khó.

TIN LIÊN QUAN

Nhiều DN khẳng định, nếu làm đúng những yêu cầu của thông tư này, hầu hết các DN chế biến xuất khẩu thủy hải sản sẽ tuyên bố phá sản vào cuối tháng này, mặc dù thông tư 25 mới có hiệu lực từ 1/9.

050910thuysan-01.jpg
Thông tư 25 có thể khiến nhiều DN phá sản vì không thể nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất. Ảnh: Ca Hảo

Ông Nguyễn Văn Hòa, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hải sản Sài Gòn (S.G Fisco) cho biết, DN này từ trước đến nay sống bằng nghề “tạm nhập tái xuất”, gần như toàn bộ nguyên liệu hải sản phải nhập khẩu, chế biến rồi mới xuất khẩu.

“Đành rằng thông tư nhằm hạn chế nhập siêu, thế nhưng lượng hàng nhập khẩu để tiêu thụ trong nước chỉ chiếm số ít sản phẩm, chẳng hạn như cá sapa, chiếm 0,9% trong tổng giá trị nhập khẩu thì đâu có thể nói là ảnh hưởng…”, ông Hòa bức xúc.

Tương tự, ông Nguyễn Xuân Nam, Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương (Khánh Hòa) cho biết thêm, các đội thuyền đánh bắt tại miền Trung chỉ có thể đủ cho các DN chế biến hoạt động trong 6 tháng, 6 tháng còn lại bắt buộc phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhưng cũng không đủ. Ông nam khẳng định, nếu làm đúng theo thông tư 25, DN chỉ đủ nguyên liệu hoạt động đến cuối tháng 9.

Những DN thủy sản có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng tỏ ra thất vọng vì sự không hợp lý của thông tư này. Đại diện một DN tại Bình Dương cho biết, đa phần những DN này nhập khẩu cá ngừ về chế biến thành sản phẩm đóng hộp. Tuy nhiên, thông tư 25 gần như cắt đứt đường nhập nguyên liệu, khiến DN hết đường hoạt động.

Giá trị gia tăng từ việc tạm nhập tái xuất mặt hàng thủy hải sản hiện nay vào khoảng 10%, tuy nhiên theo ông Trương Đình Hòe, nhập khẩu góp phần giải quyết ổn định tình hình nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà chế biến, đặc biệt đối với một số sản phẩm đặc thù mà các vùng nuôi trồng đánh bắt trong nước không đáp ứng được như: cá ngừ, bạch tuộc, mực.. đồng thời việc nhập khẩu còn giúp giải quyết được cơ cấu hàng hóa nhập khẩu.

Thông tư 06 thì khiến DN tốn nhiều chi phí hơn. Ảnh: Ca Hảo

Ngoài yêu cầu các nhà xuất khẩu thủy sản nước ngoài phải đăng ký với cơ quan quản lý thủy sản tại nước đó, trước khi chuyển đăng ký này tới Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) của thông tư 25, những lô hàng còn bị ràng buộc bởi thông tư 06, yêu cầu phải đảm bảo các quy định về vệ sinh thú y, do cơ quan thú y tiến hành kiểm tra giám sát.

Theo Hiệp hội Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP), việc cùng lúc DN chịu các thủ tục kiểm soát đồng thời của 2 cơ quan (Cục Thú y và NAFIQAD), phát sinh hàng loạt chi phí cho DN. Nhiều lô hàng nhập về các cảng đang bị hai thông tư này gây khó khăn, không thể thông quan trong khi phí lưu cảng khá tốn kém.

VASEP tính toán, chi phí mà DN phải trả cho cảng nếu không lấy hàng về là 2,2 USD/giờ. Tính bình quân 1 container 40feet/ngày là 60 USD. Trong trường hợp sau 3 ngày nếu DN không lấy hàng về thì phải trả cho tùy từng hãng tàu vào ngày thứ 4 là 30USD/container 20 fee/ngày… số tiền sẽ tăng theo thời gian lưu cont.

“Không chỉ Việt Nam, mà DN tại rất nhiều nước đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến. Việc áp dụng thông tư này vô tình làm yếu đi sức cạnh tranh của các DN trong nước, vì các nhà cung cấp nguyên liệu thủy sản nước ngoài sẵn sang chuyển hướng bán cho Thái Lan, Trung Quốc… khi đăng ký thủ tục quá khó khăn”, ông Nam cảnh báo.

Tính đến ngày 6/9, mới có khoảng 10 nước trong tổng số gần 80 nước tiến hành đăng ký với NAFIQAD. VASEP cho biết, sau khi thông tư này gửi tới các nước, ngay lập tức một số đối tác lớn Thái Lan, Nga đã từ chối thẳng thừng. Cơ quan nhà nước Ấn Độ thì cho rằng phải mất ít nhất 4 tháng để có thể kiểm tra 10.000 DN mới có thể cung cấp cho Việt Nam…

  • Ca Hảo
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa

(VietNamNet) - Hà Nội đang vào đợt lạnh đầu mùa. Người già co ro bên hồ buổi sớm, giới trẻ thích thú chụp ảnh trong gió rét.

Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời
Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời

2 trong số 4 trụ sắt đã gãy rời hoàn toàn, làm cả cây cột điện đổ nghiêng về dốc La-pho (quận Ba Đình, Hà Nội).

Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt
Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt

(VietNamNet)- Xuất hiện với mật độ…dày đặc, hàng loạt hố “tử thần” đang há mồm chờ xe buýt trên đường Nguyễn Trãi.

Về từ đáy sông Lam
Về từ đáy sông Lam

Cả ngày 21/10, cả khu vực xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đặc kín. Cả biển người lặng đi trong tiếng khóc đến xé lòng.

,
,
,