Phân tích ảnh viễn thám cho thấy trên phần đất Trung Quốc phía thượng nguồn các dòng sông Việt Nam có hàng loạt công trình thủy lợi, thủy điện đã và đang xây dựng.
TIN LIÊN QUAN
>>Trung Quốc ngăn đập, miền Tây ’đói’ lũ ?
>>Giới tài phiệt chi phối dòng nước Mekong?
Nhiều công trình nhất nằm ở phần lưu vực sông Mê Kông trên lãnh thổ Trung Quốc với 75 công trình ngăn nước đã và đang xây dựng. Trong đó, có 6 con đập được xây trên dòng chính.
Thượng nguồn sông Hồng trên lãnh thổ Trung Quốc cũng có 52 công trình ngăn nước đã hoàn thành hoặc đang xây dựng. Trong đó trên sông Đà có 24 công trình, trên sông Thao có 23 công trình và trên sông Lô – sông Gấm có 5 công trình. Trên sông Đà Trung Quốc đã vận hành 8 đập thuỷ điện với hồ chứa với trên 2 tỉ m3.
Những số liệu trên được ông Lê Hữu Thuần, Phó cục trưởng cục Quản lý tài nguyên nước cho biết tại hội thảo về tài nguyên nước Việt Nam, chiều 10/11.
Các nước Lào, Thái Lan, Camphuchia cũng đang khẩn trương nghiên cứu, lập kế hoạch xây dựng 11 con đập trên dòng chính Mê Kông, với tổng công suất khoảng từ 10.000 – 19.000 MW.
Năm nay ĐBSCL "đói" lũ. Một số nhà khoa học cho rằng, các đập thuỷ điện Trung Quốc trên dòng Mê Kông góp phần gây ra hiện tượng này. Ảnh: VietNamNet. |
“Hàng loạt đập thuỷ điện xây dựng ở thượng nguồn các dòng sông lớn cùng với tình trạng biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã ảnh hưởng gay gắt đến tài nguyên nước của Việt Nam”, ông Thuần nói.
Theo số liệu của Cục quản lý tài nguyên nước, tổng lượng nước mặt phát sinh và chảy qua lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 tỉ m3. Trong đó có đến 63% được chảy từ các nước ngoài vào.
Hiện tại, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 80,6 tỉ m3 nước. Dự kiến đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên 120 tỉ m3 (48%). Thế nhưng, hiện một số lưu vực sông ở nước ta đã bị khai thác quá mức. Riêng vào mùa khô có đến 2/3 lưu vực sông bị khai thác ở mức căng thẳng.
-
Nhật Tân