Kiệt tác của Mahler thăng hoa giữa HN
Cập nhật lúc 10:08, Chủ Nhật, 24/10/2010 (GMT+7)
- 1.000 nghệ sĩ danh tiếng quốc tế và Việt Nam cùng tham gia biểu diễn bản Giao hưởng số 8 của Mahler tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình vào tối qua (23/10).
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Đây là chương trình hòa nhạc giao hưởng và hợp xướng hoành tráng nhất từ trước tới nay tại Việt Nam nhân sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội do nhạc trưởng nổi tiếng người Nhật Honda Tetsuji chỉ huy.
Trước khi được biểu diễn tại Việt Nam, Giao hưởng số 8 đã được công chúng tại nhiều nước trên thế giới biết đến với cái tên "Bản giao hưởng một nghìn người". |
Chương trình có sự tham gia của 2 dàn hợp xướng hỗn hợp cùng một dàn hợp xướng của 120 thiếu nhi thủ đô, trong đó 2 dàn hỗn hợp bao gồm 5 hợp xướng nhỏ trong nước và 3 hợp xướng quốc tế đến từ Nhật Bản, Malaysia và hợp xướng quốc tế Hà Nội với số lượng khoảng trên 800 người.
Phụ trách chính phần hợp xướng là nhạc trưởng người Anh: Graham Sutcliffe và 7 chỉ huy khác bao gồm: Hà Mạnh Chung, Đặng Châu Anh, Trần Nhật Minh, Lý Giai Hoa, Lê Vinh Hưng, Nguyễn Kiều Lan, Nguyễn Ngọc Tùng.
Về phía dàn nhạc giao hưởng có sự tham gia của các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng đông đảo các nghệ sĩ khách mời quốc tế: 13 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng, nhạc cụ gõ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Rouen Pháp; 7 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng đến từ Nauy; 5 nghệ sĩ đàn dây, kèn đồng và đàn harp (đàn hạc) đến từ Nhật Bản; hơn 30 nghệ sĩ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều ca sĩ solo danh tiếng quốc tế như nghệ sĩ Kurano Ranko, Koshigoe Mami, Kaga Hitomi, Fukushima Akiya đến từ Nhật Bản; Einarsson Anna đến từ Thụy Điển; Nyári Zoltán đến từ Hungary; Katzameier Otto đến từ Đức cũng đã có mặt để tham gia sự kiện âm nhạc hoành tráng này.
Chủ nhà Việt Nam có sự tham gia của nữ ca sỹ Hà Phạm Thăng Long của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Buổi hòa nhạc đã diễn ra vô cùng ấn tượng và để lại nhiều dư vị cho đông đảo người yêu nhạc trong và ngoài nước.
Bản Giao hưởng số 8 của Mahler được sáng tác trong khoảng thời gian rất ngắn vào mùa hè năm 1906, là một kiệt tác vô cùng đồ sộ cả về quy mô nghệ thuật và tầm vóc tư tưởng.
Tác phẩm này gồm 2 phần, thể hiện rõ sự đối chọi và mâu thuẫn trong một thể thống nhất. Phần 1 được viết dựa theo bài thánh ca Veni Creator Spiritus (Hỡi Đấng Sáng Thế hãy đến với chúng con), và được hát bằng tiếng Latin. Phần 2 là một chương dài, dựng lại gần như đầy đủ những cảnh cuối trong vở Faust của Goethe, hàm chứa nhiều tầng nội dung với triết lý sâu sắc.
Toàn bộ tác phẩm vừa là những lời hát ngợi ca về sự cứu thế, lòng nhân từ, sự tha thứ, tình yêu và đức tin; vừa là lời nguyện cầu cho tương lai hòa bình và tươi sáng của nhân loại, và cũng là niềm tin về ý chí đấu tranh của loài người sẽ vượt qua mọi thế lực đen tối của cái ác, tìm đến chân lý tri thức đưa nhân loại đến chân trời tự do.
Phụ trách chính phần hợp xướng là nhạc trưởng người Anh: Graham Sutcliffe và 7 chỉ huy khác bao gồm: Hà Mạnh Chung, Đặng Châu Anh, Trần Nhật Minh, Lý Giai Hoa, Lê Vinh Hưng, Nguyễn Kiều Lan, Nguyễn Ngọc Tùng.
Về phía dàn nhạc giao hưởng có sự tham gia của các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cùng đông đảo các nghệ sĩ khách mời quốc tế: 13 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng, nhạc cụ gõ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Nhạc viện Rouen Pháp; 7 nghệ sĩ đàn dây, kèn gỗ, kèn đồng đến từ Nauy; 5 nghệ sĩ đàn dây, kèn đồng và đàn harp (đàn hạc) đến từ Nhật Bản; hơn 30 nghệ sĩ đến từ Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều ca sĩ solo danh tiếng quốc tế như nghệ sĩ Kurano Ranko, Koshigoe Mami, Kaga Hitomi, Fukushima Akiya đến từ Nhật Bản; Einarsson Anna đến từ Thụy Điển; Nyári Zoltán đến từ Hungary; Katzameier Otto đến từ Đức cũng đã có mặt để tham gia sự kiện âm nhạc hoành tráng này.
Chủ nhà Việt Nam có sự tham gia của nữ ca sỹ Hà Phạm Thăng Long của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Buổi hòa nhạc đã diễn ra vô cùng ấn tượng và để lại nhiều dư vị cho đông đảo người yêu nhạc trong và ngoài nước.
Bản Giao hưởng số 8 của Mahler được sáng tác trong khoảng thời gian rất ngắn vào mùa hè năm 1906, là một kiệt tác vô cùng đồ sộ cả về quy mô nghệ thuật và tầm vóc tư tưởng.
Tác phẩm này gồm 2 phần, thể hiện rõ sự đối chọi và mâu thuẫn trong một thể thống nhất. Phần 1 được viết dựa theo bài thánh ca Veni Creator Spiritus (Hỡi Đấng Sáng Thế hãy đến với chúng con), và được hát bằng tiếng Latin. Phần 2 là một chương dài, dựng lại gần như đầy đủ những cảnh cuối trong vở Faust của Goethe, hàm chứa nhiều tầng nội dung với triết lý sâu sắc.
Toàn bộ tác phẩm vừa là những lời hát ngợi ca về sự cứu thế, lòng nhân từ, sự tha thứ, tình yêu và đức tin; vừa là lời nguyện cầu cho tương lai hòa bình và tươi sáng của nhân loại, và cũng là niềm tin về ý chí đấu tranh của loài người sẽ vượt qua mọi thế lực đen tối của cái ác, tìm đến chân lý tri thức đưa nhân loại đến chân trời tự do.
Giao hưởng số 8 được đánh giá là một bản giao hưởng khó, là thách thức lớn đối với cả nghệ sĩ biểu diễn và người thưởng thức vì ngay cả một số người hâm mộ Mahler cũng khó có thể lĩnh hội được trọn vẹn tác phẩm.
Tác phẩm này đã được chính tác giả là nhà soạn nhạc Mahler chỉ huy biểu diễn vào năm 1910 tại Munich (Đức) với sự tập luyện công phu nhiều tháng ròng của gần 1.000 nghệ sĩ.
Đến đầu thế kỷ XX, tác phẩm này đã được biểu diễn thành công tại nhiều nước trên thế giới và được biết đến là “Bản giao hưởng một nghìn người”.
Buổi biểu diễn gần đây nhất là tại Đức vào năm 2008.
Gustav Mahler (1860-1911) là nhà soạn nhạc và chỉ huy nổi tiếng người Áo.
Những tác phẩm của Mahler đánh dấu sự phát triển tới đỉnh cao của âm nhạc giao hưởng thời kỳ hậu lãng mạn. Ông là một trong số những nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất đến các nhạc sĩ thế kỷ XX.
Ông cũng là một trong những vĩ nhân nổi bật nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới về nghệ thuật giao hưởng được sánh ngang cùng với những huyện thoại âm nhạc như: L.V.Beethoven, P.I.Tchaikovsky, A.Dvorak, J.Brahms…
|
-
Thiên Thư
,