221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1320263
Mệt mỏi chuyện bố chồng "để ý" nàng dâu
1
Article
null
Mệt mỏi chuyện bố chồng 'để ý' nàng dâu
,

- Chuyện mẹ chồng – nàng dâu đã trở thành câu chuyện muôn thuở “xưa như diễm” của rất nhiều gia đình. Nhưng chuyện bố chồng “ngược đãi” nàng dâu thì ít nhà gặp phải.

“Tôi hối hận vì cho con trai duy nhất lấy chị”

Chị Phạm Minh H. (lấy chồng đã 10 năm, có với chồng 2 cô công chúa xinh như trăng rằm, ai đến cũng nức nở khen chị đẻ con giỏi, con khéo. Nhưng bên gia đình nhà chồng chị, nhất là bố chồng thì căng thẳng vì chị không đẻ được con trai. Mỗi khi 2 vợ chồng đưa con cái về chơi nhà ông bà nội là ông bố chồng lại nói mát mẻ gần xa. Thương chồng phải suy nghĩ, chị chấp nhận sinh thêm cháu thứ 3 với mong muốn đẻ đựơc con giai cho ông bà nội đỡ lo nghĩ.

Hạnh phúc cũng đến với gia đình khi cuối cùng chị H. cũng sinh được một cháu trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Nhà mẹ đẻ ở quê xa, 2 vợ chồng chị quyết định về ở tạm nhà ông bà nội trong thời gian chị H. mới sinh để ông bà chăm sóc giúp 2 cô con gái lớn cùng. Tưởng về nhà có bố mẹ chồng chăm sóc thì chị đỡ phần nào, nhưng cuối cùng chị H. chỉ còn biết hàng đêm âm thầm ôm con mà khóc.

Mô tả ảnh.
Bố chồng đôi khi cũng là nỗi ám ảnh của các nàng dâu mới

( ảnh minh họa. Nguồn: Internet )

Mẹ chồng chị thì vẫn đối xử với con dâu như trước. Nhưng chị H. không thể tưởng tượng được ông bố chồng của mình lại khó tính quá mức đến vậy.

Trước đây ở riêng, chị vẫn tránh được va chạm với bố mẹ chồng. Nhưng bây giờ, khi ở chung rồi thì bố chồng chị mới bắt đầu hục hặc, khó chịu với chị ra mặt.

Đầu tiên là việc không cho chồng chị ngủ cùng với mấy mẹ con nữa mà bắt xuống ngủ với ông bà, với lí do “nó ngủ với 1 đống đàn bà nheo nhóc thế có mà hãm à, cho nó xuống ngủ với tôi còn lấy sức hôm sau đi làm”. Thế là đêm đêm, chị H. cứ một mình dạy 2 đứa lớn học rồi lo cho đứa mới sinh ăn, ngủ. Còn chồng chị thì nhất định không đựơc phép lên chỗ “tòan đàn bà” đó.

Đàn bà mới sinh con, nhưng chị chẳng đựơc kiêng cữ gì, cứ hùng hục lăn ra dọn dẹp nhà cửa, ăn cũng phải theo cả nhà chứ không kiêng rau cải, cua cáy gì như truyền thống các bà đẻ thường kiêng. Nhiều lúc cho con bú, đói mờ mắt, chị xuống nhà lủi thủi tráng quả trứng ăn tạm. Bố chồng nhìn thấy chị như thế bèn “mát mẻ”: “Con ăn thì ăn cho đúng giờ đúng lúc, có làm đồ ăn thì mời bố mẹ chồng rồi làm cho cả nhà cùng ăn. Đàn bà thế này mà ăn uống như thế thì chả hay ho đâu”.

Chị H. ức phát khóc nhưng vẫn bấm bụng nhịn vì nghĩ bố chồng cũng có tuổi, lại ở nhà nên hay để ý con dâu. Ăn cơm xong, chị lôi chồng lên phòng than thở cho đỡ tủi thân.

Hai vợ chồng còn đang thì thầm thì nghe giọng bố chồng đằng hắng gọi con dâu ra nói chuyện. Tưởng bố chồng dặn chuyện gì, hóa ra ông cụ đã đứng nghe “lỏm” chuyện 2 vợ chồng nên nóng mặt gọi con dâu ra chỉnh: “Ở nhà này không chấp nhận chuyện nói xấu bố mẹ chồng nhé! Ở nhà tôi mà chị còn như thế thì không biết ở ngòai chị thế nào? Tôi rất hối hận vì cho thằng con trai duy nhất của tôi lấy phải chị!”.

Bố chồng cũng mê tín

Chị T.H. L. (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) lấy chồng mới được 3 tháng nay. Sau đám cưới, 2 vợ chồng không đi tuần trăng mật mà phải ở nhà đi làm luôn, vì bố chồng chị đi xem bói thấy bảo chồng chị phải kiêng đi xa. Nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, 2 vợ chồng chị L. bảo nhau vui vẻ ở nhà hưởng tuần trăng mật trong … phòng.

2 tháng sau đám cưới, thấy con dâu chưa có dấu hiệu gì, ông bố chồng lại lọ mọ đi xem bói tiếp. Thầy phán rằng, cô dâu xung bố mẹ chồng, xung cả với chồng nên phải làm lễ giải và lễ cắt tiền duyên cho cô dâu.

Thế là bố chồng chị L. kiên quyết tách 2 vợ chồng ra ngủ riêng 1 tuần, mời thầy về làm lễ cắt tiền duyên cho con dâu, rồi để hình nhân thế mạng trong phòng con dâu. Sau 1 tuần, 2 vợ chồng về ở với nhau rồi, ông còn nghe ở đâu bảo mang chó đá để ở cửa phòng con dâu để đuổi tà ma. Chị L. chỉ còn biết đêm đêm ôm chồng khóc ròng mà mong đến lúc có em bé.

Nhưng số phận như chị L. vẫn còn hạnh phúc chán so với cô bạn thân tên T. của chị mới cưới cách đây vài hôm. Bố chồng của T. đi xem bói, xem ngày đám cưới, dẫn cả con trai và con dâu đi. Ai dè, bà thầy bói nói rằng, T. có tướng sát chồng, có tướng bỏ chồng. Bố chồng của T. không nói không rằng, về tập hợp gia đình lại đọc mấy câu thơ liên quan đến tướng mạo con dâu.

Cả nhà vẫn còn chưa ai hiểu, vẫn còn đang cười sao bố chồng T lại ngâm thơ trong lúc cả nhà cuống quýt lo đám cưới. Chỉ có T. là nước mắt lưng tròng. Đọc xong thơ, ông cụ đằng hắng hỏi cả nhà: “Con T. nó có đầy đủ những đặc điểm trong đoạn thơ tôi vừa đọc”.

Chồng của T. lúc này vừa bực bố, vừa thương vợ nhưng cũng chả biết bênh thế nào. Yêu chồng, T. vẫn nhắm mắt đưa chân về làm dâu nhà này.

Nhưng ngày đám cưới, ông cụ không đến. Đến giờ, khi T. đang có em bé trong bụng thì ông cụ vẫn khăng khăng “chuyện nó đẻ con kệ nó, còn tôi không bao giờ chấp nhận cho chúng nó chung sống với nhau”.

Theo bà Trần Thị Hồng Hà, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, dù ở bất kỳ tình huống nào, các cô dâu trẻ cũng nên bình tĩnh để ứng xử thông minh. Đôi khi, chỉ một nụ cười cầu hòa, một câu nói hóm hỉnh, nhẹ nhàng có thể "biến nguy thành may".

  • Hải Bình
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,