221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
733941
Người gắn bó với Olympic Toán quốc tế
1
Article
null
Vũ Đình Hoà:
Người gắn bó với Olympic Toán quốc tế
,

(VietNamNet) - Kể từ lần đầu thi Olympic Toán quốc tế năm 1974, Việt Nam hầu như chưa chịu lọt khỏi Top 10. Thành tích của các đoàn Lý, Hoá, Tin, Sinh... cũng không thua kém so với bạn bè thế giới. Nhiều người tò mò: Những nhân vật đoạt giải ngày ấy, bây giờ ở đâu?Mời các bạn theo dõi loạt bài của VietNamNet.  

Soạn: AM 624071 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Vũ Đình Hoà (hàng đầu, đeo kính) trong đội dự tuyển Việt Nam thi IMO năm 1974 

 

Bài 1: Vũ Đình Hoà - Người gắn bó với Olympic Toán  quốc tế

 

Năm 1974, anh là 1 trong 5 học sinh VN đầu tiên thi Olympic Toán quốc tế và giành Huy chương Bạc. 30 năm sau, ông là giảng viên khoa Công nghệ thông tin, ĐH Sư phạm HN kiêm Giám đốc “Trung tâm bồi dưỡng tài năng công nghệ trẻ FPT”, nơi quy tụ nhiều HSG quốc tế. Hiện tại, nhiều lần ông là trưởng đoàn VN thi HSG Toán quốc tế.

 

Ông là Phó giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Vũ Đình Hoà.

 

Có tiềm năng nhưng phải đến 15 năm sau, Việt Nam mới góp mặt tại Olympic Toán quốc tế vào năm 1974. Dù chiến tranh ác liệt, cố GS.TS Tạ Quang Bửu, bộ trưởng Bộ Đại học vẫn theo dõi sát kỳ thi và chỉ đạo tinh thần chuẩn bị. Đầu năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Bộ đã lên kế hoạch đi thi nhưng không kịp vì thời gian gấp.

 

Tháng 3/1974, có kết quả thi HSG Toán toàn miền Bắc, đội tuyển được thi chọn và tập trung ôn luyện. Nhà báo Hàm Châu, người thường theo dõi và viết bài về các tài năng khoa học, kể lại: “Hoà được đánh giá cao nhất trong quá trình ôn đội tuyển”.

 

Olympic Toán quốc tế (IMO: International Mathematical Olympiad) ra đời năm 1959 do sáng kiến của một nhà giáo Rumani. Ban đầu chỉ như kỳ thi của khu vực Đông Âu với 7 nước tham gia, hiện IMO có khoảng 90 quốc gia tham dự.  

 

Tháng 7/1974, trên đường đến địa điểm thi là CHDC Đức, đoàn qua Nga "tập huấn" với đoàn Liên Xô một tuần.

 

Tới Moskva, biết tin Mỹ cũng lần đầu tham dự kỳ thi, đích thân thủ tướng Phạm Văn Đồng điện thoại từ văn phòng chính phủ sang động viên. Sự tình cờ này được báo chí các nước chú ý đưa tin.

 

Bị ốm phải đi viện trước ngày thi, Hòa làm không trọn vẹn và được 31/40 điểm, nhận HCB.

Theo bảng điểm đưa ra lần đầu, Việt Nam không có HCV. Sau đó, nhờ đề nghị của trưởng đoàn Pháp, bài thi của Hoàng Lê Minh được thêm 1 điểm (38) đủ nhận HCV. Ngoài ra, đoàn đạt thêm 2 HCĐ.

Thành công ngay lần thi đầu tiên, trở về đoàn được Thứ trưởng Bộ ĐH Hoàng Xuân Tùy ra đón tận sân bay. Phần thưởng cho mỗi HS là một chiếc đồng hồ báo thức. Các cơ quan, tổ chức cũng tặng rất nhiều... bút máy, Hòa mang tặng lại hết cho bạn bè. 

Học là hiển nhiên

Soạn: AM 624073 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trưởng đoàn tại kỳ thi năm 2002
Vũ Đình Hoà là người của nhiều cái "đầu tiên". Năm 1969, Sở GD Hà Nội mở lớp chuyên đầu tiên đào tạo học sinh năng khiếu Toán và Văn ở bậc phổ thông cơ sở, Hoà thi đậu. Các bạn đồng môn thủa ấy đều rất giỏi (3 năm sau, lớp đóng góp 4/5 nhân sự của đội tuyển Olympic Toán quốc tế) và đa số hiện tại đều thành danh.

Bố mẹ là xã viên HTX, trình độ lớp 2 và đến năm 1960 mới được học bổ túc văn hoá, gia đình lại có 8 anh em, nên hầu như mọi người đều chọn ngả rẽ đi làm công nhân.

Nhưng với Hoà thì học hiển nhiên như không có bất kỳ lựa chọn nào hợp lý hơn, vì cậu học rất giỏi và không phải mất tiền. Năm 1969, khi lương bố mẹ chỉ hơn 20 đồng, Hoà nhận học bổng 19 đồng, thừa trang trải tiền học và đưa mẹ.

Du học để trở về

Việt Nam đã tham gia 29 kỳ IMO, 10 lần lọt vào Top5. Có 175 HS đi thi, trong đó có 8 nữ. Đạt 35 HCV, 73 HCB, 51 HCĐ. 8 lần đạt điểm tuyệt đối. Năm 2007, Việt Nam sẽ đăng cai IMO.

Giải Nhì Toán quốc tế là tấm "hộ chiếu" đẹp, Hoà được triệu tập học tiếng tại ĐH Ngoại Ngữ chờ ngày du học.

Đáng lẽ đi Nga, nhưng khi phân người, Bộ điều sang Đức vì “phải cho vài người sang đó để giữ ngoại giao” mà Hoà thì từng thi quốc tế ở Đức nên rất phù hợp. Hoà trở thành SV rồi chuyển tiếp sinh ngành Toán rời rạc như thế.

Năm 1985, cầm trong tay bằng Tiến sỹ (Dr. rer. Nat.), anh về nước công tác ở Viện Tính toán và Điều khiển, nơi có mật độ TS Tây học khá cao. Anh cán bộ 30 tuổi trở thành "dân du mục" suốt dọc miền đất cao nguyên để lấy số liệu thực hiện đề tài cấp nhà nước nhằm quy hoạch các vùng lãnh thổ Tây Nguyên. Thời đó, phỉ còn hoạt động, đã có cán bộ Viện Khoa học Việt Nam chết vì bệnh tật hoặc vì phỉ ở vùng núi rừng này.

Năm 1989, anh nhận được suất đi trao đổi ở Viện Hàn lâm Khoa học Đức. Nước Đức thống nhất, anh ở lại làm tiếp luận văn Tiến sỹ khoa học (Dr. habil) với đề tài nghiên cứu về "Chu trình Hamilton", một vấn đề trung tâm của lý thuyết đồ thị, có liên quan đến lý thuyết độ phức tạp và các vấn đề tối ưu. Đây là một trong các bài toán NPC (7 bài toán còn mở mà nhân loại chưa giải quyết được).

Về nước năm 1997, Viện Tính toán và Điều khiển đã giải thể vì không còn phù hợp cơ chế mới. Anh trở thành cán bộ nghiên cứu Viện CNTT mới thành lập năm 1993. Thời gian này, anh có thêm nghề tay trái: giảng viên thỉnh giảng tại ĐH Bách khoa.

Thày của nhiều thế hệ học sinh giỏi

Công việc nghiên cứu và gắn bó với SV có lẽ là mảnh đất phù hợp nhất với Vũ Đình Hoà.

Năm 1999, lần đầu tiên có một trung tâm quy tụ các HS từng đoạt giải trong các kỳ thi HSG quốc tế và khu vực do công ty FPT thành lập. Và ông, với nhiều yếu tố phù hợp vị trí này đã được mời làm giám đốc.

Mấy tháng nghiên cứu và viết đề án thành lập, cuối năm, trung tâm Tài năng Công nghệ trẻ FPT (FYT – FPT Young Talents) ra đời với tiêu chí đối với các thành viên: Có ý chí, hoài bão; Có trình độ chuyên môn; Có kiến thức xã hội; Có kỹ năng và điều kiện phát triển. Định hướng của FYT là trang bị những kỹ năng, hiểu biết xã hội và tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện.

Ngoài hỗ trợ cơ sở vật chất và kinh phí, FYT luôn có nhiều hoạt động hướng ngoại: các cuộc thi, các buổi trao đổi với chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Đã có 7 khoá thành viên (mỗi khoá 2 năm) đến và đi. Hầu hết đều tới những nền giáo dục hàng đầu thế giới,  nhiều gương mặt thành công trong kinh doanh, công nghệ ở độ tuổi rất trẻ.

Duyên nợ với Olympic quốc tế

Soạn: AM 624077 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Niềm vui chiến thắng cùng đội tuyển IMO Việt Nam 2001

Duyên nợ còn khiến ông “dính” đến "bọn" Olympic quốc tế nhiều lần, với hơn 10 năm tham gia dạy đội tuyển Toán và có nhiều học trò xuất sắc, trong đó có Ngô Bảo Châu. Là bạn với gia đình TSKH Ngô Huy Cẩn, ông dạy Toán cho cậu con trai của người bạn lớn tuổi từ năm lớp 7 cho đến khi vào ĐH.

Bốn năm liên tiếp (1999-2002), ông có mặt trong đoàn Việt Nam dự IMO, 2 lần với tư cách phó đoàn và 2 lần làm trưởng đoàn.

Trò thi, thầy cũng phải thi. Dịch đề (từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho HS), chấm bài của đội nhà, thuyết minh lại cho Hội đồng giám khảo và khôn khéo bảo vệ “gà nhà” ở từng con điểm.

Hiện tại, ông là trưởng bộ môn Khoa học máy tính, khoa CNTT, ĐHSP HN, đồng thời vẫn tiếp tục các hướng nghiên cứu chính: Phát triển ứng dụng CNTT trong thực tiễn; Giải quyết một số vấn đề mở của Toán rời rạc và Các vấn đề sư phạm và phương pháp giảng dạy. Ông cũng là tác giả của nhiều SGK, giáo trình ĐH, sách bồi dưỡng HSG và sách chuyên khảo cho các nhà khoa học.

20/11 này, ông sẽ là người rất hạnh phúc vì được nhận nhiều hoa của nhiều đối tượng học trò.

  • Hoàng Lê

Kỳ 2: Phan Thị Hà Dương - Dạy học là niềm say mê 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,