221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1293923
Cựu Chủ tịch Microsoft Trung Quốc dùng bằng "dỏm"
1
Article
null
Cựu Chủ tịch Microsoft Trung Quốc dùng bằng 'dỏm'
,

Tang Jun, cựu Chủ tịch Microsoft Trung Quốc - người được coi là CEO thành đạt nhất và nhân vật quan trọng ở Trung Quốc đã bị tình nghi mua bằng "dỏm" để đánh bóng lý lịch của mình.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Theo hồ sơ, Tang Jun có bằng tiến sĩ về công nghệ điện tử của Trường ĐH Pacific Western ở bang California (Mỹ). Tuy nhiên, nhà phê bình nổi tiếng Fang Zhouzi của Trung Quốc cho rằng Pacific Western thực chất là một đại học chuyên cung cấp các loại bằng cấp "dỏm" hay nói đúng hơn là một dạng "xưởng cấp bằng".(bằng cấp không được các cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục kiểm định).

Nhà phê bình Fang Zhouzi tiết lộ, Trường ĐH Pacific Western có hai cơ sở: Một ở trên đảo Hawaii, nhưng cơ sở này đã bị đóng cửa vào năm 2006 do chất lượng không đảm bảo theo quy định của cơ quan kiểm định chất lượng Mỹ.

Mô tả ảnh.
Tang Jun
Cơ sở còn lại được đặt tại bang California đã được đổi tên thành Trường ĐH California Miramar vào năm 2007. Tuy nhiên, đáng chú là trường đại học này chưa bao giờ cấp bằng tiến sĩ.

Sau vụ scandal cựu cựu CEO của Microsoft Trung Quốc bị phát hiện dùng bằng của "lò sản xuất" không được cơ quan kiểm định chứng nhận, trang web Caixin công bố một danh sách ‘đen’ những nhân vật VIP ở Trung Quốc đã từng tốt nghiệp tại trường đại học Pacific Western.

Khi được tờ China Daily hỏi về danh sách này, ông Tang Jun đã không thể đưa ra bất cứ bình luận nào.

Vì sao CEO thích bằng cấp "dỏm"?

"Một số người bị ám ảnh bởi việc đánh bóng lý lịch của họ bằng những bằng cấp của các trường đại học phương Tây, cho dù đó là bằng cấp thế nào đi nữa”, ông Sang Peng, giám đốc Hội du học của Bắc Kinh và từng là cán bộ trong ủy ban giáo dục của thành phố Bắc Kinh, cho biết.

“Những người này chính là những khách hàng chủ yếu của các nhà máy sản xuất bằng cấp.”

Ông Sang Peng cũng tiết lộ khi vẫn đang làm việc ở ủy ban giáo dục Bắc Kinh năm 2000, tổ chức của ông đã từng phát hiện một trường chuyên cung cấp bằng giả của các trường đại học phương Tây.

Ông cho biết, để có được bằng tiến sĩ về Quản trị kinh doanh của một trường đại học của Mỹ, bạn chỉ phải bỏ ra 100.000 NDT (tương đưng 14.700 USD) và tham gia học trong một vài tuần.

"Cả trường tổ chức khóa học và sinh viên tham gia đều biết rằng những bằng cấp là gì”, ông Sang Peng nói. “Nhưng những người học họ chỉ cần có bằng cấp để đánh bóng tên tuổi.

Vì thế, chúng ta có thể hiểu được tại sao một số CEO hay CFO mặc dù có bằng cấp ở nước ngoài nhưng lại không thể giao tiếp bằng tiếng Anh.”

Những lời mời hấp dẫn

Để thu hút các khách hàng ở Trung Quốc, các đại học kiểu này thường mở một văn phòng hay trung tâm đại diện ở nước sở tại, nhưng phần lớn họ không có văn phòng. Trong trường hợp có khách hàng, các trường đại học này thường giao dịch qua một người môi giới bản địa hoặc giao dịch qua mạng internet.

Mô tả ảnh.
Tranh biếm họa trên báo Trung Quốc.
Các trường đại học nào cũng thường dùng những từ mỹ miều để đặt tên như ‘Quốc tế’, ‘Ivy’ hay ‘Thái Bình Dương’,.. nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ngoài ra, những cung cấp bằng giả thông qua internet thường thiết kế các trang web của họ giống với trang web của các trường đại học nổi tiếng. Và họ thường đưa ra những cam kết sẽ cung cấp bằng trong một thời gian ngắn.

Trang web szbzxun.com là một ví dụ. Trang web chuyên cung cấp các bằng cấp giả này cam kết rằng, nếu khách hàng trả 30% tiền ‘học phí’ và gửi những thông tin cá nhân và tên trường đại học mà họ muốn có bằng, họ sẽ nhận được một bằng cấp điện tử trong vòng 2 ngày.

Tiếp theo, nếu khách hài lòng với mẫu bằng cấp nhận được và thanh toán nốt khoản tiền còn lại, bằng sẽ được in và gửi tới tận tay khách hàng trong vòng 1 tuần.

Một cuộc điều tra được tiến hành bởi kênh truyền hình CNN của Mỹ gần đây đã phát hiện Trường ĐH St. Regis đã bán bằng cấp cho hơn 9.600 sinh viên từ 131 quốc gia trên thế giới. Những hành vi phạm pháp này đã giúp Trường St. Regis thu về 7 triệu đô la.

Sức ép cạnh tranh của thị trường lao động

Một trong những nguyên nhân chính khiến việc buôn bán bằng cấp giả ở Trung Quốc gia tăng là do áp lực cạnh tranh trong thị trường việc làm.

Một bằng cử nhân tại một trường đại học ở phương Tây sẽ giúp những người tìm việc có lợi thế rất lớn khi thi tuyển vào các tập đoàn lớn hay các công ty của nước ngoài.

Bằng cấp chỉ là một loại giấy tờ giúp bạn thông báo tới nhà tuyển dụng khả năng của mình. Trường hợp của Tang Jun, đáng nhẽ, anh ta không nên chứng minh khả năng của mình bằng cấp dỏm vì anh ta đã thể hiện tài năng của mình qua thực tế công việc.

Wen Yueran
Wang Xuebing, 22 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường ĐH Huaqiao ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), cho biết: “Tôi đảm bảo rằng với một bằng cử nhân ở nước ngoài, tôi sẽ có lợi thế rất lớn khi đi xin việc.

Trong khi một số trường đại học ở Anh, bạn chỉ cần gần 1 năm để tốt nghiệp, các trường đại học ở Trung Quốc phải mất 2 năm. Vì thế, tôi cảm thấy tôi đang lãng phí tuổi trẻ của mình."

Tuy vậy, Wen Yueran, một giáo sư về lao động và Nguồn nhân lực tại Trường ĐH Nhân dân Trung Quốc, cho rằng bằng cấp không hoàn toàn đồng nghĩa với năng lực thực tế của từng người.

Ông nói: “Bằng cấp chỉ là một loại giấy tờ giúp bạn thông báo tới nhà tuyển dụng khả năng của mình. Trường hợp của Tang Jun, đáng nhẽ, anh ta không nên chứng minh khả năng của mình bằng cấp dỏm vì anh ta đã thể hiện tài năng của mình qua thực tế công việc".

  • Thanh Xuyên (Theo China Daily)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,