221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1317660
"Cô Nữ đang hoảng loạn tinh thần..."
1
Article
null
'Cô Nữ đang hoảng loạn tinh thần...'
,

- "Lần đầu tiên gặp tôi, cô ấy chỉ ôm mặt sợ hãi, không nói được câu nào và có biểu hiện của người bị khủng hoảng nặng về tinh thần. Các xơ trong nhóm trẻ phải đưa cô ấy đi bệnh viện rồi mời bác sỹ tâm lý về điều trị..”.

Bà Chung Bích Phượng, phó Phòng Giáo dục, tổ trưởng tổ mầm non quận Tân Phú (TP.HCM) kể lại lần gặp hiếm hoi của cô giáo Trần Thị Xuân Nữ với người ngoài, sau sự việc "nhốt bé 4 tuổi vào thang máy" gây thương tích nặng.

Ba mẹ đang lên chăm cô Nữ

Theo lời kể của một số giáo viên nhóm trẻ Hoa Lan, lúc nhìn thấy bé Vinh người bê bết máu trong cầu thang, cô Xuân Nữ mặt đã tái xanh, cũng không còn đủ bình tĩnh.

Một ngày sau, bé Vinh đang cấp cứu ở bệnh viện, cô Nữ có đến gia đình xin lỗi rồi quỳ xuống mong tha thứ, nhưng không được chấp nhận. “Lúc đó, cô ấy đã ngất xỉu tại chỗ, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Cô Nữ năm nay 29 tuổi, chưa lập gia đình. Lên TP.HCM đi làm, ở trọ với bạn bè. Ban đầu, cô làm nhân viên, rồi sau đó làm giáo viên ở nhóm trẻ này từ ngày cơ sở mới thành lập. Có trình độ trung cấp sư phạm mầm non, hiện cô đang học liên thông lên đại học.

Bà Phượng cho hay, theo ý kiến của một số phụ huynh, từ trước tới giờ, cô Nữ chưa làm gì sai, lại được tín nhiệm trong nhóm trẻ.

Trong lúc bé Vinh được cấp cứu ở bệnh viện, tinh thần cô Nữ cũng bị kích động mạnh bởi chính hành động “phản sư phạm” của mình. Nghe tin vụ việc, ba mẹ cô Nữ đã lặn lội từ miền Tây lên TP.HCM chăm con.

Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên hiện mọi tiền lo viện phí, thuốc men hỗ trợ gia đình bé Vinh đều do nhóm trẻ giúp đỡ.

“Cô giáo vì thiếu kiềm chế mà hành động gây hậu quả nghiêm trọng như vậy là sai trái, cần phải xử nghiêm để răn đe người khác” - bà Phượng nói. “Tôi nghĩ, cô ấy đang bị bấn loạn, thậm chí ám ảnh, dằn vặt suốt cuộc đời" - bà Phượng nói.

Nhóm trẻ tư thục Hoa Lan - nơi cô Nữ làm việc, đang trong quá trình củng cố hồ sơ để nâng cấp thành trường mầm non. Một cán bộ Phòng Giáo dục quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết chiều 2/11.

Cơ sở này thành lập được gần 10 năm. Mới đây, nhóm trẻ đã đầu tư gần 3 tỷ đồng nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện học tập để nâng cấp thì xảy ra sự việc trên.

“Ngay cả cán bộ của Sở GĐ - ĐT TP.HCM xuống kiểm tra cũng thấy bất ngờ vì điều kiện vật chất ở đây khá tốt” - vị cán bộ này nói.

Mô tả ảnh.
Nhóm trẻ tư thục Hoa Lan bị đóng cửa ngay sau vụ việc xảy ra. Ảnh: Quốc Quang

Lúng túng với những nhóm trẻ "vượt sĩ số"

Sau khi xảy ra sự việc cô giáo Trần Thị Xuân Nữ nhốt trẻ trong thang máy gây thương tích nặng, ngoài việc bị đình chỉ, nhóm trẻ tư thục Hoa Lan còn lĩnh "án phạt" hành chính 7,5 triệu đồng do vi phạm quy định nhận quá số trẻ vào lớp (161 em thay vì chỉ được nhận 60 em).

Để giải quyết nơi học tập cho các bé đang theo học trong nhóm, 50 trẻ 5 tuổi đã được Phòng Giáo dục quận Tân Phú giới thiệu vào 3 trường công lập trên địa bàn. Các bé lớp mầm, chồi cũng được giới thiệu vào một số nhóm trẻ tư thục khác. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh không muốn gửi con chỗ lạ mà hy vọng nhóm trẻ Hoa Lan nhanh chóng hoạt động trở lại.

Trưởng nhóm trẻ tư thục Hoa Lan cho biết thêm, nếu phụ huynh muốn rút hồ sơ gửi con sẽ được hoàn trả 50% phí cơ sở vật chất đã đóng từ đầu năm học. Theo yêu cầu của phòng giáo dục, nhóm trẻ này chỉ được hoạt động trở lại khi vụ việc được giải quyết xong.

Hiện nay, quận Tân Phú có 108 trường mầm non, cơ sở, nhóm trẻ tư thục.

Sau sự việc cô giáo nhốt trẻ trong thang máy, quận đã tổ chức ngay cuộc họp với 11 phường để chấn chỉnh, yêu cầu các phường thường xuyên kiểm tra các nhóm trẻ, cơ sở nuôi nhận trẻ em về sỹ số, điều kiện vật chất....

Bà Chung Bích Phượng, phó Phòng Giáo dục, tổ trưởng tổ mầm non quận Tân Phú cho biết, vấn đề nan giải nhất hiện nay là một số cơ sở nhận quá số trẻ quy định. Đơn vị quản lý đã yêu cầu tách nhóm để đảm bảo chăm sóc, dạy dỗ các em. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh nhất định không gửi con đi nơi khác.

Giải thích điều này, bà Phượng cho rằng tâm lý phụ huynh không đồng ý khi nhóm trẻ bị hạ sỹ số, con mình phải đi học nơi khác:

“Họ bảo, tôi có quyền gửi ở trường hay cơ sở nào tôi thấy tin tưởng. Với lại, nhiều trẻ đã quen bạn, quen cô nên chuyển trường rất khó".

Bà Phượng cũng nói, do sai phạm của các trường là ngay từ đầu nhận quá nhiều trẻ, nên hiện tại, phòng "rất khó xử lý”.

  • Thái Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,