221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1318609
Cô nhốt bé vào thang máy chỉ bị án treo?
1
Article
null
Cô nhốt bé vào thang máy chỉ bị án treo?
,

- Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) quận Tân Phú (TP.HCM) đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi “hành hạ người khác” mà cô giáoTrần Thị Xuân Nữ đã gây ra với bé Lê Quang Vinh. Tuy nhiên, mẹ bé vẫn thấy "không thích đáng" và cho biết đang nghiên cứu vấn đề này. VietNamNet đã tìm tới các luật sư để tìm hiểu ở góc độ pháp lý trong vụ việc đang được dư luận quan tâm.

Mới đây, cơ quan cơ quan CSĐT quận Tân Phú đã khởi tố cô Nữ với tội danh “hành hạ người khác”. Theo ông, việc xác định tội danh này có hợp lý?

LS Nguyễn Thành Công

LS Nguyễn Thành Công

Ls Nguyễn Thành Công: Theo tôi, cơ quan CSĐT khởi tố cô Nữ về hành vi quy định trong tội “Hành hạ người khác” của BLHS là đúng người, đúng tội.

Bởi vì hành vi này của cô giáo thể hiện sự đối xử tàn ác với cháu bé ở độ tuổi chưa có ý thức, nhận thức con rất non nớt.

Hậu quả cô Nữ gây ra với bé Vinh là rất nặng nề nên mức độ hành vi có thể được định khung tại Khoản 2 Điều 110 BLHS - “Tội hành hạ người khác”.

Mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Cụ thể, “phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật…”.

LS Trần Công Ly Tao. Ảnh: Đàm Đệ

LS Trần Công Ly Tao. Ảnh: Đàm Đệ

Ls Trần Công Ly Tao: Theo điều tra ban đầu của cơ quan CSĐT, hành vi của cô Nữ nhốt bé Vinh vào thang máy trong điều kiện bé không đủ khả năng bảo vệ mình.

Hành vi này bị khởi tố với tội danh “hành hạ người khác” là phù hợp.

Tuy nhiên, mình phải xem xét nhiều hành vi, nhiều khía cạnh của vụ án. Không nên chạy theo dư luận để làm cho vụ việc nặng nề.

Nếu so với các vụ bạo hành trẻ em gây phẫn nộ trong dư luận như bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa (Đồng Nai), vợ chồng Mã Ngọc Thơm hành hạ bé Hào Anh (Cà Mau)… tính chất vụ việc, tội danh cô Nữ khác như thế nào?

Ls Nguyễn Thành Công: So với vụ Quảng Thị Kim Hoa, vợ chồng Mã Ngọc Thơm hành hạ trẻ em thì tính chất của vụ việc là gần như nhau, cùng có hành vi là đối xử tàn ác người lệ thuộc mình.

Tuy nhiên, về mức độ thì có khác nhau. Quảng Thị Kim Hoa hành hạ nhiều trẻ nhỏ mà mình nhận chăm sóc. Vợ chồng Thơm có hành vi đối xử tàn ác, hành hạ người lệ thuộc mình thường xuyên liên tục, có hệ thống và còn cố ý gây ra thương tích.

Ở đây, cô Nữ chỉ thực hiện một lần với bé Vinh và hành vi thực tế là sự đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình, nên sẽ chỉ bị kết án về tội “hành hạ người khác”.

Ls Trần Công Ly Tao: Những trường hợp như bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa, vợ chồng Mã Ngọc Thơm… dư luận xã hội đều không đồng tình và lên án.

Ở vụ án này, tội “hành hạ người khác” là như nhau nhưng tính chất, mức độ là rất khác nhau. Mặc dù lỗi rõ ràng nhưng ở đây hành vi của cô Nữ mang tính chủ quan do nhận thức hiểu biết còn hạn chế.

’Dù

Dù hành vi của cô Nữ với bé Vinh là không thể tha thứ, nhưng nhiều người cho rằng nên "mở" cho cô Nữ một con đường...

Hành vi của cô Nữ cần phải bị xử lý nghiêm để răn đe. Tuy nhiên, có nên phạt nặng như phạt tù có thời gian với một cô giáo phạm lỗi lần đầu, có nhân thân tốt?

Ls Nguyễn Thành Công: Tôi nghĩ nên áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với cô Nữ.

Theo tôi được biết, thang máy bé Vinh bị nhốt là thang máy chuyển thức ăn, có kết cấu thô sơ. Một mặt, có cửa để lấy thức ăn, mặt khác giáp trực tiếp với bức tường gồ ghề tô bằng xi măng.

Là một cô giáo dạy tại trường, cô Nữ biết rõ điều này và biết rõ nguy hiểm xảy ra khi nhốt một đứa bé 4 tuổi và nhấn nút cho thang máy chạy.

Đó là hành vi trái pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh. Nhân thân của cô Nữ tốt, đó là cơ sở để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phần nào trong mức hình phạt của cơ quan xét xử.

Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Phú và Viện KSND cùng cấp cho biết sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã phải xem xét kỹ giữa 2 tội danh “cố ý gây thương tích” hay “hành hạ người khác” trước khi quyết định chọn tội danh “hành hạ người khác” theo Điều 110, BLHS với cô giáo Trần Thị Xuân Nữ
Ls Trần Công Ly Tao: Theo tôi, mức cao nhất mà cô Nữ phải chịu nên là cải tạo không giam giữ hoặc án treo.

Xét nhân thân của cô giáo ở miền quê, cha mẹ không nghề nghiệp, anh chị em đều khó khăn. Nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, ý thức phạm tội là vô ý.

“Đánh người đi không nên đánh người trở lại”, mình giải quyết sự việc phải có tình có lý.

Mình xử một cô gái sinh năm 1981 chưa có gia đình, chồng con, nếu làm nặng nề sẽ tác hại đến cả nhân thân gia đình.

Với những người nào ngoan cố, phạm tội nhiều lần tái phạm nguy hiểm thì xử lý thích đáng. Còn người nào phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng có nhân thân tốt nên khoan hồng để mở cho họ một con đường.

- Cảm ơn các ông!

TIN LIÊN QUAN

  • Thái Phương (Thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,