221
1661
Phóng sự điều tra
psks
/psks/
1278717
"Đất bèo" Ba Vì lên đời đất vàng, muốn mua phải… cướp
1
Article
null
Kỳ 2:
'Đất bèo' Ba Vì lên đời đất vàng, muốn mua phải… cướp
,

- Nhiều làng quê dưới chân núi Ba Vì (huyện Ba Vì, Hà Nội) vốn bao đời bình yên bỗng dưng 2 tháng nay xáo trộn bởi cơn sốt giá đất. Thông tin về Trung tâm hành chính Quốc gia mai sau sẽ chuyển về đây khiến nhiều người từ Hà Nội lên hỏi mua đất “đón lõng”. Tình hình đó đã đẩy những mảnh đất vốn “rẻ như bèo” nay thành “đất vàng” với giá gấp 3 lần trước đó mấy tháng.

Kỳ 1: Đi chợ đất ’dã chiến’ giữa trung tâm Hà Nội ’mới’

Chúng tôi hỏi thăm đường lên mạn sườn Đông của núi Ba Vì để tìm hiểu về tình hình đất đai ở đây vì trong quy hoạch Hà Nội 2030 – 2050 nói rằng Trung tâm hành chính Quốc gia sẽ được chuyển về đây. Tuy thế, việc tìm ra địa điểm cụ thể thật không dễ vì trong bản quy hoạch chỉ nói chung chung. Mà núi Ba Vì thì rất rộng.

Phải nhờ đến một Kiến trúc sư có tiếng ở Hà Nội dò tìm trong Google earth thì chúng tôi mới biết sườn đông núi Ba Vì chính là khu vực Nông trường chè Việt Mông và xã Yên Bài.

Phóng viên VietNamNet đã thử đi mua đất nơi mà dân cũng chỉ nghe đồn là sau này sẽ có nhiều dự án lớn về.

Mô tả ảnh.

Tháng 4/2010, Hà Nội tổ chức triển lãm đồ án Quy hoạch Hà Nội để lấy ý kiến của nhân dân. Không biết có bao nhiêu người dân Hà Nội đến để tìm hiểu xem thành phố của họ 30 - 50 năm nữa sẽ ra sao? Hay là chỉ để xem các khu đất đầu tư của mình có nằm trong quy hoạch không, các vùng đất tiềm năng mới để đầu tư bất động sản.

“Đón lõng” mua đất theo kiểu… “cướp”!

Từ đường Láng Hoà Lạc - Sơn Tây chúng tôi chúng tôi rẽ đường vào Khu làng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Vừa dừng chân xuống quán nước đầu xã Yên Bình (huyện Thạch Thất), biết chúng tôi đi mua đất, ông chủ quán nước Nguyễn Văn Nhật đã đon đả: “Anh chị thích mua loại đất nào, của dân có sổ đỏ hay là không có sổ đỏ. Đất có sổ đỏ bây giờ giá nó rơi vào khoảng 250 triệu/1 sào. Để tôi hỏi anh bạn ở trong ấy cho”.

Chưa kịp để chúng tôi nói thì anh ta liền lấy máy gọi cho một người tên Lực ở xã Yên Bài: “Trên đấy có mảnh nào có sổ đỏ nữa không bác? Có à? Khoảng độ mấy trăm m2?. Thế bác ở nhà đó để em đưa khách lên”.

Chúng tôi thắc mắc về giá đất quá cao thì liền được Nhật thông tin rằng: “Họ kháo nhau về thông tin Trung tâm hành chính Quốc gia sẽ chuyển về ở trên Yên Bài đấy. Tôi không biết quy hoạch thế nào nhưng đợt vừa rồi thấy nhiều người vào mua lắm, chỗ đó gọi là thung lũng hồ Yên Bài. Trước Tết thì rơi vào khoảng 50 triệu/1 sào thôi, sau đợt vừa rồi thì người lên mua nhiều quá nên giá đất tăng chóng mặt”.

Mô tả ảnh.

Ngay khi đến nhà người chuyên bán đất tên Lực ở thôn Bài (xã Yên Bài, Ba Vì), chúng tôi đã bắt gặp ngay cảnh tượng những chiếc ô tô, taxi đỗ trước cửa, bên trong phòng khách có nhiều người đang đưa tiền để mua đất.

Vừa bước chân đến nhà người tên là Lực thì đã thấy ngay cảnh 2 chiếc xe ô tô từ dưới Hà Nội lên đang đỗ trước nhà. Hỏi ra thì mới biết họ cũng là những người đến mua đất, ngày hôm nay là ngày trả tiền.

Như thế này là còn vãn đấy, mấy hôm trước còn đông nữa. Bây giờ đi xem đất luôn rồi xem giấy tờ sau. Đây chính là khu hành chính mà dân đang kháo nhau đấy!”, Nhật nhanh nhảu nói.

Mảnh đất mà tay buôn đất Lực đưa chúng tôi đi xem nằm sâu trong làng, rộng hơn 1 mẫu (1 mẫu = 3600m2), đường vào chỉ đủ lọt chiếc xe Matiz nhỏ. “Yên tâm đi, nay mai đường sẽ được mở rộng”, người tên Lực nói.

"Các bạn biết khu hành chính Quốc gia ở chỗ nào chưa?”, Lực hỏi. "Thì bọn em cũng chỉ nghe nói là ở khu vực xã Yên Bài này thôi". "Đúng rồi, ở ngay thôn Bài này luôn", nói rồi Lực chỉ tay về phía chân núi xa xa nói rằng khu hành chính sẽ về.

Anh ta cũng không phải đọc quy hoạch mà biết mà chỉ nghe mấy cán bộ xã nói có dự án gì đấy làm khu hành chính.

Giá mảnh này hơn 200 triệu/1sào, thì rơi vào tầm 2,3 – 2,4 tỷ gì đấy. Yên tâm, đất này không dính vào quy hoạch. Tôi người thật việc thật, nếu dính vào quy hoạch thì tôi sẽ nói (…) Lúc nãy đoàn người kia đến trả tiền đấy, mảnh này nếu không lấy nhanh đến tối cũng không còn”, Lực thuyết phục.

Cũng theo Lực thì chỉ mới trước Tết thôi, đất đai ở đây vẫn đang bình lặng. Như miếng đất đang xem thì năm ngoái cũng chỉ khoảng dưới 100 triệu/sào, nay thì tăng gần gấp 3 lần.

Người dân không biết gì về các thông tin quy hoạch cả đâu. Thấy người ở dưới đổ xô đi mua nhiều quá nên hở ra, người dân mới biết”, Lực nói tiếp.

Mô tả ảnh.

Người đàn ông tên Lực (mạc áo ba lỗ) dẫn chúng tô đến một mảnh đất nằm sâu sát bờ ruộng với giá 230 triệu/sào (360m2). Trong khi chỉ cách đây mấy tháng thì giá là 100 triệu/sào. Lực khẳng định việc nhiều người đến mua đất trong thời gian qua đã làm cho giá đất tăng liên tục. "Nếu không lấy nhanh thì đến tối sẽ không còn", Lực nói.

Lấy lý do giá quá cao và cần tìm hiểu thêm nên chúng tôi tạm biệt Lực và hẹn trở lại. Còn Nguyễn Văn Nhật, người dẫn chúng tôi đi mua đất thì cứ liên tục thuyết phục chúng tôi lấy mảnh đất đó.

Bây giờ đi mua đất mà không nhanh thì mai lại giá khác rồi. Nên nhiều người phải mua cướp. Dịp này là ít đấy, chứ từ 1/5 trở về trước thì con đường này có mà nghịt xe luôn. Đợt đấy dưới Hà Nội có cái triển lãm quy hoạch gì đấy, người khắp nơi đổ về mua nên đẩy giá đất tăng lên. Thế cho nên tôi mới nói mua đất đừng chần chừ, chậm tý là mất ngay.

Hôm nọ vô tuyến nó nói đến tháng 10 thì trình quốc hội để phê duyệt nên người ta đổ xô đi mua đất để đón lõng, sau tháng 10, được làm cái thì giá đất có thể sẽ tăng gấp 3”, anh Nhật phân tích như một chuyên gia môi giới đất..

Được giá, thi nhau bán đất làm… nhà

Tại thôn La Giãn, xã Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội), cơn sốt đất trong mấy tháng vừa qua cũng đã len lỏi vào tận từng gia đình. Nếu đúng là Trung tâm hành chính Quốc gia sẽ được chuyển về xã Yên Bài thì những mảnh đất dọc đường vào núi Ba Vì đối với người có nhu cầu mua đất quả là có giá trị.

Mô tả ảnh.

Những khu đất ở thôn La Giãn (xã Cổ Đông, Sơn Tây) hầu như được xây bao, khoanh lại rất đẹp. Cơn sốt đất gần nơi mà sẽ trở hành khu hành chính Quốc gia đã khiến cho nhiều người dân ở đây bán đất để làm nhà.

Dọc đường vào thôn, cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là những khu đất cao ráo đã được xây bao lại. Hỏi ra thì mới biết, đó là do người ở từ đâu về mua rồi khoanh lại để đấy.

Đó là chuyện nhiều năm về trước. Còn bây giờ thì những người đã lỡ bán đất rồi thì mới thấy tiếc nuối vì giá đã cao hơn nhiều lần.

Anh Tuấn, một người dân thôn La Giãn cho biết: “Tháng trở lại đây nhiều người về đất mua lắm. Giá đột ngột tăng vọt gấp đôi so với cuối năm ngoái. Như nhà tôi đây bán ra cũng phải được mấy tỷ. Người ta còn vào làng lùng sục để mua khiến cho giá trong đấy tăng gấp 3 chứ không phải gấp đôi như ngoài này.

Năm sáu năm nay chẳng ai hỏi thế mà bây giờ đất sổ đỏ 1m2 giá 2,5 – 3 triệu, tính ra ngót 1 tỷ/1 sào, trong khi đó trước đây giá chỉ chưa đầy 200 triệu/ 1 sào. Anh cứ đi vào thấy cái nhà nào đang làm nhà thì y như rằng mới bán đất”.

Nhìn thấy người hàng xóm vừa bán đất với giá gấp 3 mảnh đất mà gia đình bán trước đó 2 tháng, ruột gan bà Khoa (một người dân trong thôn) như bị ai thiêu đốt. Bà nói chỉ vì cần tiền làm nhà mà bà đã bán hớ lô đầt. Nay thì hàng ngày có bao nhiêu người về trả giá cao không có mà bán…

Mô tả ảnh.

Bà Khoa đang buồn rầu khi nói về việc lỡ bán đi mảnh đất để làm nhà cách đây 2 tháng. Nhìn người hàng xóm vừa bán đất bà bảo gia đình đã bị mất đi khoảng 2 căn nhà mà bà đang xây.

Bà Khoa và chồng, ông Nguyễn Xuân Đăng một đời tần tảo với ruộng lúa nuôi 8 đứa con, chẳng đủ để có thể dựng căn nhà cho đàng hoàng. Đợt tháng 2 vừa rồi, có người về trả giá đất cao hơn bình thường, thấy căn nhà giột nát nên ông bà đã đồng ý bán để làm nhà.

Các chú hỏi muộn quá, tôi vừa bán 10 mặt đường sâu 40 m mà giá có 55 triệu/1m dài đấy. Lúc đó giá còn rẻ lắm, không như bây giờ. Chỉ bán sớm 2 tháng mà tôi mất đi 2 căn nhà như thế này đấy. Giờ thì đắt lắm, của tôi đó giờ phải hơn 150 triệu/1m đấy”, bà Khoa ngán ngẩm nói.

Nói rồi bà Khoa chỉ tay về phía nhà người hàng xóm đang làm nhà có tên Thực nói: Ông ấy cũng vừa mới bán đất, cũng cùng hướng như đất nhà tôi mà họ bán 140 triệu/1 m dài.

Chỉ có bán đất mới có tiền làm nhà chứ chị bảo cấy lúa thì chỉ đủ ăn thôi, có nhà còn không đủ. Bây giờ cày cũng phải thuê, cấy, gặt cũng phải thuê còn thuốc sâu và bao nhiêu thứ nữa. Nếu mà thiên nhiên làm mất mùa nữa thì chết”, bà Khoa nói tiếp.

.

Bà Khoa cũng như bao người nông dân ở đây không biết được vì sao đất lại tăng nhanh như thế. Chỉ biết giá cả một ngày một cao khi có nhiều người đến hỏi mua, mà đất thì không còn nhiều.

Dân bán đất: Xã thì biết, xã khác bảo không?!

Ông Hà Trường Sơn, Chủ tịch UBND xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây, HN) nói rằng: Việc mua bán đất trong xã mấy tháng qua UBND xã không được biết bởi bây giờ viêc chứng nhận của cơ quan nhà nước khi mua bán đất đai thì phải thông quan UBND thị xã Sơn Tây.

Trong khi đó, ở xã Yên Bài, khi nói chuyện với chúng tôi (với tư cách là một người mua đất), ông Mễ, Chủ tịch xã Yên Bài (huyện Ba Vì) cho biết, việc mua bán thì nhất thiết phải có chứng nhận của xã.

Bản thân 2 ông chủ tịch xã này cũng không biết có khu hành chính nào sẽ về vì chưa được họp, thông tin cũng chỉ qua đồn đại của người dân.

  • Nhóm PV Điều tra(còn nữa)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,