221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1254664
Nghi phạm khủng bố máy bay xuất thân "danh gia vọng tộc"
1
Article
null
Nghi phạm khủng bố máy bay xuất thân 'danh gia vọng tộc'
,

Là một thành viên trong gia đình thượng lưu Nigeria, Umar Farouk Abdulmutallab theo học những trường tốt nhất từ trường Anh ngữ quốc tế tại Tây Phi đến Đại học London.

a
Umar Farouk Abdulmutallab. (Ảnh: Reuters)

Nhưng nền giáo dục mà Abdulmutallab mong muốn lại khác hẳn: quan chức Nigeria nói rằng, hắn hứng thú với những quan điểm cực đoan Hồi giáo. Và khi Abdulmutallab bị bắt tại Detroit do âm mưu làm nổ máy bay trong đúng ngày Giáng sinh, hắn khai nhận với quan chức Mỹ là đã tìm kiếm một chương trình đào tạo cực đoan Hồi giáo tại Yemen.

 

Chân dung nghi phạm khủng bố máy bay được phác họa là một người đàn ông trẻ tuổi, có cuộc sống giàu có xa hoa khi là con trai chủ ngân hàng, nhưng sớm xa rời gia đình khi trưởng thành. Theo lời kể của bạn bè và gia đình, có rất ít manh mối để tìm hiểu việc Abdulmutallab đã có xu hướng cực đoan thế nào.

Abdulmutallab bị cáo buộc cố gắng phá hoại trên chuyến bay Northwest trong ngày Giáng sinh với 278 hành khách và 11 phi hành đoàn trên máy bay. Kíp nổ để kích hoạt khối thuốc hắn mang theo dường như bị trục trặc và hành khách trên máy bay đã khống chế nghi phạm.

Thông qua một quan chức, cha của Abdulmutallab "đã thể hiện sự choáng váng và bất ngờ, ông lấy làm tiếc về hành động của con trai mình".

Gia đình nghi phạm khủng bố ở thành phố Funtua, một trung tâm văn hóa Hồi giáo của Nigeria. Tôn giáo thấm đẫm vào cuộc sống gia đình của hắn. Người cha là Alhaji Umar Mutallab, rất thành công trong hoạt động ngân hàng thương mại, và đã gia nhập ban điều phối một ngân hàng Hồi giáo.

Mutallab đang làm việc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ, Bộ trưởng Thông tin Nigeria Dora Akunyili nói. "Ông là một người trách nhiệm và được kính trọng ở Nigeria". Ông đã xa rời con trai trong nhiều tháng nay và cảnh báo với quan chức Mỹ rằng, con ông ngày càng tin tưởng vào quan điểm Hồi giáo cực đoan.

Một người hàng xóm thân cận với gia đình nghi phạm nhấn mạnh, ông tin là Abdulmutallab thấm nhuần tư tưởng cực đoan không phải từ gia đình hay ở Nigeria. Basiru Sani Hamza, 35 tuổi nói, khi là cậu bé, Abdulmutallab rất biết vâng lời cha mẹ.

Rimmer, một giáo viên của hắn ở trường trung học tại Tây Phi kể rằng, nghi phạm tính cách rất cứng rắn. Trong một cuộc thảo luận năm 2001, Abdulmutallab là người duy nhất bảo vệ Taliban tại Afghanistan. Rimmer mô tả, ngôi trường nghi phạm theo học - nơi tập trung những trẻ em của các nhà ngoại giao, những gia đình giàu có châu Phi - "là môi trường rất thân thiện", nơi các em theo đạo Thiên Chúa cùng tham gia tiệc tùng với các em theo đạo Hồi và ngược lại.

Abdulmutallab học ngành kỹ sư và kinh doanh tài chính ở Đại học London, nơi hắn tốt nghiệp năm trước. Sinh viên cùng khóa kể rằng, Abdulmutallab ít khi chú ý tới học hành. "Khi chúng tôi nghiên cứu, học tập thì anh ấy luôn luôn cầu nguyện", Fabrizio Cavallo Marincola, 22 tuổi nói. "Anh ấy sống khép kín, không hòa nhập cũng như không có bạn gái. Tôi không giao tiếp với anh ta quá nhiều và thực sự bất ngờ với thông tin này.

Kẽ hở an ninh

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu một cuộc điều tra về khả năng có kẽ hở an ninh khiến một người mang quốc tịch Nigeria có quan điểm cực đoan lại có visa vào Mỹ, mang thuốc nổ lên máy bay và sử dụng chúng, Nhà Trắng hôm qua (27/12) cho biết.

Khi Nhà Trắng cố gắng trấn an dân chúng, thì một vụ việc mới hôm Chủ nhật liên quan tới một người Nigeria khác trên cùng chuyến bay ngày từ Amsterdam khiến máy bay phải hạ cánh khẩn cấp ở Detroit, lại càng làm gia tăng căng thẳng trong thời điểm bận rộn nhất của ngành hàng không trong năm.

Vụ việc mới nhất liên quan tới một vị khách Nigeria đã "ở trong phòng vệ sinh lâu bất thường".

Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman của Connecticut, Chủ tịch Uỷ ban An ninh Nội địa Thượng viện cho biết "có phép màu nhiệm trong ngày Giáng sinh" khi nghi phạm khủng bố thất bại trong âm mưu nổ máy bom. Lieberman đã thúc giục chính phủ tăng cường thiết bị quét toàn bộ cơ thể (hiện nay triển khai ở 19 thành phố) để có thể phát hiện ra chất nổ.

Fox News dẫn lời một cựu quan chức An ninh nội địa rằng, Abdulmutallab đã đốt số thuốc nổ khi ngồi ở ghế 19A, sát thành máy bay và ngay phía trên khoang nhiên liệu và một cánh máy bay - vị trí nếu xảy ra một vụ nố có thể khiến máy bay rơi xuống.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Robert Gibbs và Bộ trưởng An ninh Nội địa Janet Napolitano tuyên bố, ông Obama đã yêu cầu điều tra tổng thể để đảm bảo rằng, hệ thống quét an ninh có thể loại bỏ các phần tử khủng bố cũng như chất nổ khỏi máy bay chở khách.

Tên của Abdulmutallab có mặt trong danh sách theo dõi gồm 550.000 tên, nhưng bà Napolitano, nói rằng, các cơ quan hành pháp không có "thông tin đặc biệt" để nhận diện hắn, nghi phạm không có trong danh sách cấm bay gồm 14.000 tên hay cũng bị liệt vào "danh sách chọn lựa" gồm 4.000 người.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell cùng với Thượng nghị sĩ Susan Collins đã đặt vấn đề rằng, vì sao Abdulmutallab lại có visa vào Mỹ sau khi Bộ Ngoại giao có cảnh báo từ phía cha của nghi phạm.

  • Kỳ Thư (Theo AP, mcclatchy)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,