221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1264931
Hà Nội nên hạn chế bịt ngã tư, ưu tiên phân làn
0
Article
null
Hà Nội nên hạn chế bịt ngã tư, ưu tiên phân làn
,

 - “Bộ GTVT ủng hộ và sẽ giúp Hà Nội hết sức để phân làn phương tiện được trên vài ba tuyến đường” - Bộ Trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng.

Bộ trưởng GTVT “thúc” Hà Nội phân làn

Làm việc với Sở GTVT Hà Nội chiều 26/2, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng rất quan tâm đến công tác tổ chức giao thông của Hà Nội: “Tôi có nghe nói Hà Nội có kế hoạch phân làn đường trên diện rộng, bịt tiếp ngã tư. Không biết đã chuẩn bị đến đâu rồi, có làm nữa không”, Bộ trưởng hỏi và nhấn mạnh: Phân làn phương tiện là một tiêu chí quan trọng của đô thị văn minh, góp phần giảm cả ùn tắc lẫn tai nạn giao thông.

Mô tả ảnh.
Hà Nội nên phân làn trở lại Ảnh:VNN

Theo Bộ trưởng GTVT, Hà Nội có nhiều tuyến đường có đủ điều kiện để phân làn phương tiện: “Tuyến vành đai 3, tuyến Giảng Võ, Trần Khát Chân, Thăng Long - Nội Bài. Nói như tuyến vành đai 3, rộng thế mà xe máy, ô tô cứ chen nhau dàn hàng 3 hàng 4, sắp tắc đến nơi rồi. Những tuyến có đủ điều kiện thì nên phân làn cho bằng được”, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng gợi mở.

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Danh Lợi cho rằng, Hà Nội vẫn quyết tâm theo đuổi phân làn đường. Nhưng cần thận trọng hơn, vì dù sao trước đây cũng từng thất bại.

Ông Lợi đề xuất Bộ ban hành các điều kiện cần và đủ đối với những tuyến đường sẽ được chọn để phân làn. Đồng thời, phải làm nhiều tuyến cùng một lúc.

Bộ trưởng GTVT động viên: Không phải cứ thất bại là chùn bước. Tôi biết trước đây Hà Nội từng thất bại như với tuyến Đại Cồ Việt. Nhưng nay tuyến này đã hoàn chỉnh hơn, có hầm Kim Liên nên quyết tâm sẽ làm được.

Ông Dũng hứa sẽ giao các vụ, viện liên quan phối hợp, tham mưu giúp đỡ Hà Nội hết sức để phân làn cho được vài tuyến đường.

Ngoài ra, Bộ trưởng GTVT lưu ý các đơn vị liên quan khi thiết kế, thi công các tuyến đường mới cũng phải tính toán từ đầu các yếu tố kỹ thuật cho việc tách làn phương tiện.

“Với các đường sắp thi công, nâng cấp mở rộng như Láng Hòa Lạc, Pháp Vân, Thăng Long phải tính toán xây đường gom để tách dòng xe máy từ đầu”, Bộ trưởng nói.

Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng khuyến khích Hà Nội phân làn, coi phân làn là biện pháp cần ưu tiên trong các giải pháp chống ùn tắc.

Nên nghiêm túc đánh giá lại hiệu quả bịt ngã tư

Hoan nghênh tách làn đường, song Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng tỏ rõ hoài nghi với giải pháp bịt ngã tư đến thời điểm này của Sở GTVT Hà Nội: “Hà Nội đánh giá sao về hiệu quả bịt ngã tư cho tới thời điểm này”?, Bộ trưởng hỏi Giám đốc Sở GTVT Hà Nội.

Mô tả ảnh.
 Ùn tắc đang trở lại gần các điểm bịt ngã tư Ảnh:C.Hiếu

Theo Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Quốc Hùng, các ngã tư được chọn để bịt là bởi tại đó, đèn tín hiệu đã không còn phát huy tác dụng khi lưu lượng tăng cao. Hơn nữa do đèn thiếu đồng bộ bởi quá nhiều loại khác nhau như Trung Quốc, Pháp, Nhật…

Ông Hùng thừa nhận đó cũng là biện pháp tình thế và cần có sự đầu tư để thay đổi mà trươc mắt là đầu tư một trung tâm tín hiệu đèn hoàn chỉnh, đồng bộ.

Trước câu hỏi “Hà Nội có tiếp tục bịt ngã  tư không” của Bộ trưởng GTVT, Giám đốc Sở cho biết đã lên kế hoạch tiếp 18 điểm và lấy ý kiến dư luận. Tuy nhiên, ông Hùng than phiền rằng có quá ít sự hồi âm của các nhà khoa học, người dân. “Qua một tháng trưng cầu ý kiến mà chỉ có duy nhất một đơn vị phản hồi”, ông Hùng cho hay.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường thì gợi ý, không nên quá lạm dụng bịt ngã tư, thay vào đó, nên đưa đèn 3 pha vào những ngã tư này, bởi theo ông Trường, thực tế các ngã tư như Kim Mã, Chùa Bộc sử dụng đèn 3 pha rất hiệu quả trong giảm ùn tắc và tiết kiệm nhân lực của các lực lượng chức năng.

Đồng thời, cả hai lãnh đạo Bộ GTVT cũng yêu cầu Hà Nội cần tổ chức đánh giá lại hiệu quả của biện pháp này sau một thời gian dài vì có những luồng dư luận lên tiếng hoài nghi tính hiệu quả của biện pháp này.

  • Chí Hiếu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,