221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1314570
Thắt lòng miền Trung
1
Article
null
Thắt lòng miền Trung
,

 - Thông tin về cơn lũ lịch sử đang diễn ra tại các tỉnh miền Trung ngày càng đổ dồn dập về tòa soạn. Trên trang nhất các tờ báo, đâu cũng "chỉ thấy" một biển nước mênh mông, đâu cũng chỉ thấy những cánh tay của người dân vẫy vùng giữa biển nước để chờ đoàn cứu hộ đi qua. 

>> Chùm ảnh: Quốc lộ 1A thành dòng sông lớn>> Lũ lớn chưa từng có ở miền Trung


Lũ chồng lên lũ. Những đớn đau của người dân chưa kịp nguôi ngoai vì những thiệt hại của cơn lũ trước đó thì nay, người dân miền Trung lại đang oằn mình chống chọi với cơn thịnh nộ lịch sử của thiên nhiên.
 

 

Cảnh lũ ở xã Đức Hương, huyện Vũ Quang. Hàng trăm người dân vừa được lực lượng cứu hộ di dời đến nơi an toàn sau 2 ngày sống trên mái nhà.
Cảnh lũ ở xã Đức Hương, huyện Vũ Quang. Hàng trăm người dân vừa được lực lượng cứu hộ di dời đến nơi an toàn sau 2 ngày sống trên mái nhà.
 

Chỉ sau một đêm, đồng ruộng ngâp trắng, mọi thứ bị lũ cuốn phăng, nước ào vào ngập tới nóc nhà. Cả một dải đất chẳng còn gì ngoài mênh mông biển nước. Người dân phải trốn chạy lên cả hang đá để trốn lũ, nhịn đói qua ngày chờ con nước xuống. Hàng trăm đôi tay vẫy vùng, ánh mắt ngơ ngác tuyệt vọng nhìn thủy thần nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, cuốn phăng đi những tài sản có giá trị mà họ chắt chiu dành dụm, tần tảo cả mấy năm trời.

 

Biết bao nhiêu người vợ mất chồng, con mất mẹ; lớp học từ nay sẽ mãi vắng bóng hình người cô giáo thân thương bị lũ cuốn trôi vào một đêm băng mình vượt lũ… Những bàn thờ được lập vội trong những góc nhà nước còn ngập; những chiếc thuyền chênh vênh, chở những người xấu số bị lũ cuốn trôi, những vành tang trắng trên khôn mặt trẻ thơ, những cánh tay vẫy vùng trong tuyệt vọng, khi bốn bề chỉ còn mênh mông nước… mãi là một hình ảnh nhức nhối tâm can.

 

Chúng tôi, những PV của báo VietNamNet cũng đang hành trình tìm về với mảnh đất đầy đau thuơng và nước mắt này. Dù biết rằng, đường về nơi dải đất này quá gian nan.

 

Đường về miền Trung giông bão lắt lay…

 

Bắt vội chuyến xe đò về thẳng Hà Tĩnh, nhưng chỉ mới đến Thành phố Vinh, tài xế đã thông báo: Quốc lộ 1A, đoạn từ Nghệ An vào Hà Tĩnh đã bị tắc cứng, xe khách không thể lưu chuyển đuợc nên chúng tôi đành cuốc bộ lang thang ở Thành phố Vinh.

 

Vẫy một chiếc taxi, sẵn sàng trả cho họ với giá gấp 3 lần để bằng mọi giá có thể vào được Hà Tĩnh sớm nhất nhưng tài xế lắc đầu: “Trong đó, đồng ruộng ngập hết, quốc lộ 1A toàn nước là nước, xe nhỏ này không thể qua được”.

 

Quốc lộ 1A chìm trong biển nước...
Quốc lộ 1A chìm trong biển nước...

Gọi điện cho mấy PV thường trú tại Nghệ An. Qua điện thoại, các đồng nghiệp nghẹn ngào: “Đang ở rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh). Ngập hết, mất hết rồi. Người dân phải chui lên nóc nhà, vật vã trong đêm tối nhìn con nước đỏ ngầu cuốn phăng cả gia tài. Người chết, quan tài treo trên cây, không có chỗ chôn...”.

Ai nghe những thông tin đó cũng sẽ nhói lòng tôi. Bởi nơi đó, giữa mênh mông biển nước, giữa đêm tối mịt mù, giữa những con thác gào thét, hàng trăm người dân đang neo mình trên nóc nhà; ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh.

 

Liên lạc sang Quân khu 4, nhận được câu trả lời: sáng giờ có 4 chuyến xe chở ca nô cứu hộ đi vào tâm lũ Hà Tĩnh rồi, còn một chuyến vừa đi được 10 phút. Tôi vội vàng phi xe máy đuổi theo với một suy luận logic: mưa lớn, đuờng tắc, chắc xe sẽ dừng lại ở một điểm nào đó.

 

Chạy hơn 15 km từ Vinh sang đến địa phận Hà Tĩnh thì gặp một đoàn xe dừng lại. Lòng chợt vui khi thấy một chiếc xe biển đỏ đang cố lách mình để vuợt qua đoàn xe tắc hàng km. Vứt xe máy tại một nhà người dân không quen, chúng tôi trèo lên thùng xe sau khi thông báo mục đích phải vào bằng được Hà Tĩnh trong đêm.

 

Mưa như tát nước vào mặt. Gió quất tứ bề. Chiếc xe rung bần bật trước mỗi đợt gió. Mênh mông nước, không thể phân biệt đâu là đường, đâu là biển nước nếu như không có những chiếc cọc tiêu liêu xiêu ven đường. Chiếc xe cứ như vậy mò mẫm nhích đi.

 

Nước ngập trắng xóa trên đường vào Miền Trung
Nước ngập trắng xóa trên đường vào Miền Trung
 

Mất hơn 4 tiếng đồng hồ đi trên “sông” quốc lộ 1A, cuối cùng, chúng tôi cũng có mặt tại Thành phố Hà Tĩnh khi cơn mưa vẫn không có dấu hiệu giảm.

 

Liên hệ ngay với lãnh đạo Hà Tĩnh, được biết không còn ai ở thành phố nữa. Toàn bộ đã được huy động lên Huơng Khê, Vũ Quang để cứu dân. Tiếng ông Võ Kim Cự - Chủ tịch tỉnh thét lên qua điện thoại: “Lũ cuốn phăng hết rồi, làng mạc giờ chỉ còn trắng xóa một màu toàn nước là nước. Chúng tôi đang nỗ lực cứu dân bằng mọi giá”. Giọng ông lạc dần, nhường chỗ cho tiếng gào rú của chiếc ca nô đang cố tìm cách vuợt qua dòng nước hung dữ.

 

Thắt lòng khúc ruột miền Trung

 

Tìm mọi cách để có thể lên nơi tâm lũ, chỉ nhận được những cái lắc đầu ái ngại: “Lên đó, giờ nguy hiểm lắm. Không khéo sẽ bị nước từ thượng nguồn đổ về cuốn trôi, toàn bộ huyện Vũ Quang, Hương Khê đã bị cô lập hoàn toàn”.

 

Loay hoay mãi, đến 7 giờ tối, chúng tôi mới thuê được một chiếc xe công nông Hoa Mai. Lí do: lúc này may ra chỉ có xe này mới di chuyển lên trên đó được.

 

Hai mẹ con nhà chị Nguyễn Thị Hương, phía dưới cửa nhà nước lũ dâng lên quá cao từ sáng 16/10, cả gia đình lúc đầu cứ nghĩ như những năm trước ở trên chạn là an toàn. Không ngờ năm nay nước lũ qua cao ngập cả gần chạn nên phải tháo cầu phong và ngói trên mái nhà để đi sơ tán. Ảnh: Trí Thức
Hai mẹ con nhà chị Nguyễn Thị Hương, phía dưới cửa nhà nước lũ dâng lên quá cao từ sáng 16/10, cả gia đình lúc đầu cứ nghĩ như những năm trước ở trên chạn là an toàn. Không ngờ năm nay nước lũ qua cao ngập cả gần chạn nên phải tháo cầu phong và ngói trên mái nhà để đi sơ tán. Ảnh: Trí Thức   Hai mẹ con nhà chị Nguyễn Thị Hương, phía dưới cửa nhà nước lũ dâng lên quá cao từ sáng 16/10, cả gia đình lúc đầu cứ nghĩ như những năm trước ở trên chạn là an toàn. Không ngờ năm nay nước lũ qua cao ngập cả gần chạn nên phải tháo cầu phong và ngói trên mái nhà để đi sơ tán. Ảnh: Trí Thức

Hai mẹ con nhà chị Nguyễn Thị Hương, phía dưới cửa nhà nước lũ dâng lên quá cao từ sáng 16/10, cả gia đình lúc đầu cứ nghĩ như những năm trước ở trên chạn là an toàn. Không ngờ năm nay nước lũ qua cao ngập cả gần chạn nên phải tháo cầu phong và ngói trên mái nhà để đi sơ tán. Ảnh: Trí Thức

 

 7 chúng tôi lên xe, tìm đường vào tâm lũ. Đi ngược ra Hồng Lĩnh, theo QL 8A, rồi rẽ tắt sang Vũ Quang, Huơng Khê là lời khuyên của người dân nơi đây. Người dân giải thích: con đường từ Hà Tĩnh đi thẳng vào rốn lũ Huơng Khê đã bị nước lũ cuốn phăng, các phương tiện giao thông không thể đi theo cung đường này được.

Trời tối như bưng. Qua ánh đèn mờ đục của chiếc xe cũ rích, vẫn nhìn thấy từng đợt mưa trắng xóa. Chiếc xe oằn mình đi trong đêm tối mịt mùng.

 

Xe đến địa phận Cầu Già, Thạch Hà thì không thể đi được nữa vì nước lũ quá lớn. Lực luợng công an làm nhiệm vụ tại đây lắc đầu: “Hiện, nước lũ dâng quá cao, có những đoạn chảy rất xiết nên tạm thời các phương tiện không thể di chuyển được”.

 

Vác vội hành lý xuống xe, chúng tôi bám tay vào đoàn xe đang dừng dọc đường với hy vọng: cứ đi, ắt sẽ có đường lên. Mấy anh em cứ dắt díu nhau, chân bám chặt vào lòng đường, mò mẫm nhích lên từng bước trong cuồn cuộn nước lũ chảy xiết.

 

10 giờ tối, cả nhóm đến gần được địa phận thị xã Hồng Lĩnh. May mắn khi một người quen đồng ý chở lên tâm lũ Vũ Quang, Hương Khê sau một hồi cằn nhằn: “Đêm tối, mưa gió, nước lũ lớn thế này, đi chỉ có bỏ mạng như chơi”.

 

Tầng 2, trường tiểu học Đức Hương đang có hàng trăm người dân tránh lũ
Tầng 2, trường tiểu học Đức Hương đang có hàng trăm người dân tránh lũ

 

12 giờ đêm, xe đến thị trấn Đức Thọ. Qua ánh điện của chiếc xe 7 chỗ, không thế phân biệt được đâu là đường, đâu là biển nước. Gọi với vào nhà một người dân đang trốn trên nóc nhà tránh lũ, chỉ nhận được câu trả lời yếu ớt: “Xe không qua nổi đâu. Từ chiều đến giờ có nhiều xe đã phải quay lại rồi”. Không tin vào lời nói của người dân, chúng tôi thử bước xuống dòng nước đang ùng ục. Nước lên gần đến nửa người.

  

Muợn tạm con thuyền ra giữa dòng lũ để đo độ sâu, xem chiếc xe 7 chỗ có thể qua nổi không. Chiếc sào gần 3m lút hơn nửa.

 

Cả nhóm chỉ biết quay lại, thẫn thờ trong đêm tối với hy vọng: Sáng mai sẽ có ca nô đến đưa chúng tôi vào tâm lũ, nơi bà con đang ngày đêm vật lộn với dòng lũ đỏ au như máu để tồn tại và mưu sinh.

 

Chuông điện thoại rung lên, CTV đang ở rốn lũ  nói trong hơi thở gấp gáp: “Tang thương quá anh ạ. Nhà của ngập trắng. Đồ đạc trôi hết theo dòng nước hung giữ. Đi đâu cũng chỉ thấy người dân lật tung nóc nhà để chờ đoàn cứu hộ đến. Có những ngôi nhà, cờ tang cắm trong dòng lũ để chờ đưa người xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng nước lũ quá lớn, đành cho người chết vào hòm rồi treo trên cành cây để chờ ngày nước rút”.

 

Màn đêm bao phủ, trên các con đường vào các vùng rỗn lũ bị chia cắt nghiêm trọng.
Màn đêm bao phủ, trên các con đường vào các vùng rỗn lũ bị chia cắt nghiêm trọng.
 

Thông tin về 8 người bị chết và 3 người mất tích tại Hà Tĩnh cùng câu nói của đồng nghiệp nơi rốn lũ cứ ám ảnh chúng tôi.

 

Chỉ cách một quãng đường ngắn nữa là chúng tôi đã có thể ở bên người dân giữa mênh mông nước lũ. Nhưng sao, đường đến nơi đau thương và mát mát đó quá xa vời.

 

Nơi chúng tôi đang đứng, gió vẫn quất từng đợt lạnh buốt. Chẳng ai nói gì, bởi cách chúng tôi không xa, người dân vẫn đang chơi vơi, oằn mình chống chọi với thủy thần.

 

Nơi đó, hàng trăm người dân dang run lên vì đói, vì khát. Nơi đó, nước mắt đang chảy xiết trên những khuôn mặt những người dân quanh năm xem lũ như là một thứ “đặc sản” chẳng ai muốn đón nhận...

 

  • Nhóm PV, CTV 

    >> Chùm ảnh: Quốc lộ 1A thành dòng sông lớn>> Lũ lớn chưa từng có ở miền Trung

    >> Hình ảnh lũ “siêu tốc” tại miền Trung
    >> Siêu bão cực mạnh đang tiến vào biển Đông

    Miền Trung cần lắm những tấm lòng

    Lũ chồng lên lũ. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã bị cô lập. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này.

    2 cơn lũ liên tiếp ập đến, dải đất nghèo miền Trung vật lộn với cảnh thiếu đói, nhà cửa tan hoang, nhiều vùng bị cô lập. Cả một dải đất chẳng còn gì ngoài mênh mông biển nước. Người dân phải nhịn đói qua ngày chờ con nước xuống.

    Hàng trăm đôi tay vẫy vùng, ánh mắt ngơ ngác tuyệt vọng nhìn thủy thần nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, cuốn phăng đi những tài sản có giá trị mà họ chắt chiu dành dụm, tần tảo cả mấy năm trời.

    Những bàn thờ được lập vội trong những góc nhà nước còn ngập; những chiếc thuyền chênh vênh, chở những người xấu số bị lũ cuốn trôi, những vành tang trắng trên khôn mặt trẻ thơ, những cánh tay vẫy vùng trong tuyệt vọng, khi bốn bề chỉ còn mênh mông nước… mãi là một hình ảnh nhức nhối tâm can.

    Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. Một gói mì, một bánh luơng khô…. chắc sẽ làm người dân nơi rốn lũ này cảm thấy ấm lòng hơn, vơi bớt nỗi buồn đau.

    Mọi sự đóng góp, xin gửi về:

    Chuyển khoản:
    Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
    Số tài khoản: 0011002643148
    Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
    198 Trần Quang Khải, Hà Nội

    - Chuyển khoản từ nước ngoài:
    Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
    -The currency of bank account: 0011002643148
    -Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
    -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
    -SWIFT code: BFTVVNVX

    Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ:

    Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882

    Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
    Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
    Email: bandoc@vietnamnet.vn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,