221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1317971
Chuyện chữa bệnh cho lãnh đạo cao cấp VN
1
Article
null
Bài 1:
Chuyện chữa bệnh cho lãnh đạo cao cấp VN
,

– Trong ngành Y tế Việt Nam có một đội ngũ các y, bác sỹ, dược sỹ rất đặc biệt vì họ đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ, chăm sóc, theo dõi sức khỏe, điều trị bệnh cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Đây đều là các chuyên gia y học đầu ngành trong cả nước. Công việc quan trọng, đặc biệt này đã để lại trong họ nhiều kỷ niệm, nhiều câu chuyện đáng nhớ mà ngay cả người trong ngành cũng ít khi được biết.

Áp lực “nói chung là lớn”

Là GS đầu ngành tim mạch trong cả nước, chính thức nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phía Bắc Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương (Ban BVVCSSKCBTƯ) và nhận nhiệm vụ phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn toàn quốc Ban BVCSSKCBTƯ từ năm 2003, GS, Anh hùng lao động Phạm Gia Khải đã khám bệnh, điều trị, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho rất nhiều người là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Khám chữa bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho những nhân vật đặc biệt nhưng GS Khải cho biết những bệnh nhân mà ông được tham gia theo dõi, hoặc hội chẩn, nói chung rất hợp tác về chuyên môn.

“Cũng có một số trường hợp, chúng tôi phải giải thích cặn kẽ lý do phải áp dụng một số biện pháp chữa bệnh mà sự hợp tác, phản hồi về kết quả là rất cần thiết, vì sự hiểu biết về bệnh tật không phải là giống nhau, có người biết nhiều, nhưng cũng có người biết ít”, GS Khải nói.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong ảnh là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Đại tướng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (Ảnh minh họa: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong ảnh là Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Đại tướng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng (Ảnh minh họa: TTXVN)

Khi được hỏi liệu có gặp “áp lực” gì khi thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt như thế này không, GS Khải cũng thú thực: “Tinh thần trách nhiệm bắt người thầy thuốc phải làm tốt nhiệm vụ của mình với tất cả mọi trường hợp bệnh nhân mà mình phụ trách. Đó là danh dự, là lương tâm và cũng là vị thế của mình nữa.

Nhưng cũng phải nói thật là khi khám chữa bệnh cho những người như thế thì áp lực tinh thần, áp lực về thời gian đối với chúng tôi nói chung là lớn. Còn những “áp lực” khác, tôi chưa thấy, hay ít nhất là đối với cá nhân tôi, cho tới thời điểm này”.

GS Khải cho biết, theo quy định của Ban BVVCSSKCBTƯ, các cán bộ lãnh đạo cao cấp có bác sĩ đặc trách theo dõi sức khỏe đều đặn. Quy trình làm việc của Ban cũng khá ngắn gọn.

Hàng tuần Ban đều có giao ban về tình hình sức khỏe của các vị lãnh đạo. Khi có vấn đề gì cần đặc biệt chú ý về sức khỏe các vị lãnh đạo này thì những biện pháp điều trị sẽ được đưa ra ngay lập tức.

Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất thì bất cứ lúc nào, tình hình đó phải được xử lý ngay, phải được hội chẩn nếu cần thiết, với sự tham gia của các chuyên gia (trong nước là chủ yếu).

Khám cho dân thường và lãnh đạo “có khác nhau”

Theo GS Khải, giữa việc khám chữa bệnh cho người dân bình thường và khám chữa bệnh cho cán bộ lãnh đạo cao cấp có khác nhau.

Đối với cán bộ cao cấp, việc khám và ghi chỉ định chữa bệnh phải có quy trình hết sức chặt chẽ do một số thày thuốc chuyên khoa chịu trách nhiệm, với kết quả được ghi chép kỹ lưỡng, xét nghiệm phải đầy đủ (trong phạm vi khả năng các labô của chúng ta cho phép, và theo tôi tới nay các labô này đã khá đầy đủ).

Dân thường, đối với bệnh nhân của GS Khải, GS cho rằng họ cũng không thiệt thòi gì lắm về mặt này (về chuyên môn) nhưng họ phải tự đi mua thuốc, và nếu có được vào bệnh viện để theo dõi, trong những trường hợp không thể để chữa ngoại trú, thì họ phải chấp nhận nằm đôi, điều kiện sinh hoạt không thể nào sánh với các bệnh viện đặc biệt, các khu vực đặc biệt được.

“Có người dân vào bệnh viện tư nhân, bệnh viện nước ngoài như Việt - Pháp, nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì chi phí quá lớn so với điều kiện kinh tế của họ. Tôi thấy chúng ta quá thiếu bệnh viện để người bệnh được nằm điều trị theo một cách mà họ đáng được như vậy”, GS Khải băn khoăn.

Trên thực tế có nhiều người dân sau khi khám chữa bệnh đã không qua khỏi và có thể sau đó bệnh viện, bác sỹ sẽ gặp chuyện kiện tụng vì nhiều lý do khác nhau (về chuyên môn, thái độ chăm sóc, …) song GS Khải cho biết với công việc của mình thì không có chuyện đó vì nếu vị lãnh đạo đó không qua khỏi thì có nhiều nguyên nhân như tuổi cao sức yếu, tất cả mọi người (kể cả người thân) đều biết toàn bộ các bác sỹ giỏi nhất đã được huy động và làm hết sức mình vì những người bệnh “đặc biệt” này.

Chỉ có 1 chân lý

Trong ngành y tế phổ biến chuyện cùng một bệnh trên cùng một con người nhưng cách điều trị của mỗi bác sỹ khác nhau là không giống nhau. Và cũng đã xuất hiện rất nhiều trường hợp các bác sỹ tranh luận rất gay gắt để bảo vệ phương án điều trị của mình.

Theo GS Khải, việc khác nhau về quan điểm điều trị là đương nhiên (vì mỗi người có kinh nghiệm, sự hiểu biết khác nhau về bệnh, đó là chưa kể đến những yếu tố xã hội học tác động vào). Nhưng với hội đồng chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cao cấp, GS Khải “tiết lộ” các thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau.

Theo GS Khải, đối với mọi bác sỹ, chỉ có 1 chân lý là làm sao phải chữa khỏi bệnh cho người dân theo cách tốt nhất có thể (Ảnh minh họa: VietNamNet)
Theo GS Khải, đối với mọi bác sỹ, chỉ có 1 chân lý là làm sao phải chữa khỏi bệnh cho người dân theo cách tốt nhất có thể (Ảnh minh họa: VietNamNet)

“Chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình. Quy định về theo dõi bệnh lý, về hội chẩn phải nói là chặt chẽ và đảm bảo bí mật nghề nghiệp. Đó là một nguyên tắc không bao giờ được vi phạm”, GS Khải nói.

Sở dĩ các thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau trong điều trị, theo GS Khải, là vì người phụ trách chung về chuyên môn trong hội chẩn đã làm tốt vai trò của mình.

“Đối với việc khám và chữa bệnh nói chung, chỉ có một sự thật, và chỉ có một chân lý, đó là làm cách nào tốt nhất để người bệnh khỏi bệnh. Những người ba hoa, khoác lác, sớm muộn không có chỗ đứng. Tôi nói như vậy có nghĩa là có thể có nơi, có lúc, hiện tượng này có xẩy ra, nhưng không kéo dài, và được chấn chỉnh một cách nghiêm túc, có tình có lý.

Ngày nay, khi đã có giao lưu rộng rãi quốc tế và trong nước, các quy định về chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị, phòng bệnh, đều rõ ràng, cho nên, vai trò của người phụ trách chung về chuyên môn trong hội chẩn là quan trọng, nói có sách, mách có chứng, không có chỗ cho những người nói theo cảm tính, nói lấy được, làm khổ bệnh nhân và làm thất vọng những người cả tin”, GS Khải nói.

  • Cẩm Quyên

Bài 2: “Bật mí” hậu trường khám bệnh cho các lãnh đạo cao cấp

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,