221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1075568
Hà Nội: Hạ ngầm 1km đường dây nổi tốn 10 tỉ đồng!
1
Article
null
Hà Nội: Hạ ngầm 1km đường dây nổi tốn 10 tỉ đồng!
,

- Tính toán sơ bộ, kinh phí hạ các đường dây hiện chằng chịt trên cao "âm" xuống lòng đất thuộc 5 dự án thí điểm hạ ngầm của Hà Nội ước khoảng 213,2 tỉ đồng. Vậy là, để hạ ngầm 1km hệ thống dây nổi tốn khoảng 10 tỉ đồng!

Dây
Dây rợ nhằng nhịt - một phần tất yếu của bầu trời Hà Nội?! (Ảnh: H.H)

Tại các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, việc hạ ngầm các đường dây nổi cũng làm tăng tổng mức đầu tư lên cao (khoảng 10 lần so với giăng nổi), bởi nếu chỉ sắp xếp lại hệ thống dây rợ nhằng nhịt này cho gọn gàng thì tốn khoảng 1 tỉ đồng/1km.

Phải chăng vì vậy mà lâu nay hàng loạt đơn vị có trách nhiệm liên quan đến "dây rợ, truyền dẫn" đều đua nhau "giăng kín bầu trời" mà không hề nghĩ đến việc hạ ngầm làm chi cho tốn kém!?

Hơn nữa, theo Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội - "Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan chưa có chế tài xử lý vi phạm và bắt buộc đối với các tuyến phải hạ ngầm; các lực lượng kiểm tra chỉ đình chỉ, không cho mắc bổ sung mà không có biện pháp mạnh mẽ, bắt buộc hạ ngầm..." nên các đơn vị kia càng chẳng tội gì chủ động hạ ngầm cho... mệt!!!

Được biết, hiện trên địa bàn Hà Nội có 17 đơn vị quản lý dây thông tin, 1 đơn vị điện lực và 1 đơn vị chiếu sáng đang là "chủ nhân" của các đường dây đi nổi. Đến giữa năm 2008, Ban Cán sự Đảng TP cho biết, các đơn vị này đều chưa chủ động có giải pháp hạ ngầm, sắp xếp bó gọn hệ thống dây rợ từng được ví như những "bãi rác trên trời" kia! Thậm chí, một số khu đô thị mới đang xây dựng vẫn cố tình không thi công tuy-nen kỹ thuật để "rình hở ra" lại mắc dây lên cột!

Kiểm tra 34 khu đô thị tại Thủ đô, các lực lượng ghi nhận chỉ 12 khu có bố trí hệ thống tuy-nen, hào kỹ thuật và 12 khu khác đã xuất hiện các đường dây đi nổi. Thanh tra Sở GTVT và Công an TP đã lập biên bản, xử lý 21 trường hợp vi phạm của các đơn vị điện lực, thông tin, quảng cáo; phạt tiền 39,3 triệu đồng...

TIN LIÊN QUAN

Đơn cử: đã dỡ bỏ, giải tỏa các đường dây đi nổi quanh khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính của Trung tâm kỹ thuật Truyền hình cáp VN (1.400m); Công ty CP truyền thông FPT (2.500m); Điện thoại Hà Nội (500m); Công ty Điện lực Thanh Xuân (1.500m)...

Thế là, gánh nặng với những "bãi rác trên trời" này lại đè lên vai chính quyền. Từ năm 2007, UBND TP Hà Nội đã phải đưa danh mục các tuyến phố hạ ngầm dây đi nổi (kể trên) vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách của năm 2008. Theo đó, riêng công tác chuẩn bị đầu tư 6 dự án thí điểm (do Sở GTCC thực hiện) đã "ngốn" 1.500 triệu đồng!

Theo Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội, kinh phí hạ ngầm các tuyến dây điện, thông tin... rất lớn. Các đơn vị quản lý đều gặp khó khăn về tài chính để thực hiện hạ ngầm đường dây nổi vào hệ thống của Thành phố đầu tư. Đặc biệt, hệ thống dây của ngành điện chiếm tỉ trọng lớn nhưng đến hết tháng 5/2008 vẫn chưa có cơ chế về vốn!

Thành phố cũng đã dành một khoản vốn đầu tư nhất định cho việc sắp xếp, hạ ngầm này và vừa qua đã triển khai được 2 tuyến thí điểm, phê duyệt 3/7 dự án theo kế hoạch.

Trong năm 2008, Thành phố sẽ cố gắng hoàn thành thí điểm hạ ngầm tuyến Văn Cao - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng để rút kinh nghiệm, tiếp tục thực hiện các tuyến còn lại.

Tuy nhiên, Ban Cán sự Đảng TP cho rằng, để "xử tận gốc" nạn "vứt rác lên trời", gây mất mỹ quan đô thị, thiếu an toàn cho nhân dân, tốn kém cho chính quyền khi phải giải quyết hậu quả - công tác tuyên truyền thực hiện ngầm hóa cần được đẩy mạnh từ nhiều sở, ban, ngành.

Về phía Thành phố, cơ chế nguồn vốn cần được tạo điều kiện, như: Doanh nghiệp điện lực vay vốn Ngân hàng đầu tư phát triển; UBND TP nghiên cứu hỗ trợ lãi suất trình HĐND TP cho phép...

Một số tuyến không có điều kiện hạ ngầm, có thể cho phép thực hiện chỉnh trang, sắp xếp, bó gọn... sao cho không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, dân sinh, mỹ quan.

Và, một Qui định đáng lẽ đã phải có từ lâu về việc quản lý hệ thống công trình ngầm và cáp treo trên cao thuộc địa bàn TP Hà Nội sẽ được Sở Xây dựng cùng các ngành liên quan nghiên cứu, trình UBND TP phê duyệt trong quý IV/2008.

Cần lưu ý, Thủ tướng Chính phủ từ năm 2005 đã ra "công lệnh": Hạ ngầm tất cả tuyến cáp, đường dây điện ở Hà Nội trước năm 2010!

  • Tràng An Nguyễn

    Ý kiến độc giả
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,