221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
1313618
Phút trải lòng của vợ thợ mỏ Chile
1
Article
null
Phút trải lòng của vợ thợ mỏ Chile
,

Lilianet Ramirez, 51 tuổi, đã chung sống với chồng Mario Gomez được 30 năm. Ở tuổi 63, Gomez là người cao tuổi nhất trong nhóm 33 thợ mỏ mắc kẹt được giải cứu ở San Jose. Họ có 4 con gái và 7 đứa cháu.
Theo dòng sự kiện:


Dưới đây là lời tự sự của Ramirez trên báo Telegraph về nỗi lòng người vợ ngóng chờ chồng trở về. 

Gia đình thợ mỏ Mario Gomez. (Ảnh: Reuters)
Gia đình thợ mỏ Mario Gomez. (Ảnh: Reuters)

Trước khi mỏ sập
Ngày trước khi xảy ra tai họa, tôi nài nỉ chồng hãy ở nhà vào hôm sau. Đó là Ngày Nhi đồng ở Chile và tôi muốn chúng tôi dành thời gian bên con cháu.

Chồng tôi đã định đi chơi cùng cả nhà nhưng đến phút chót, anh ấy lại nói: "Thôi, anh không muốn là kẻ thiếu trách nhiệm. Anh phải đi làm".

Anh ấy thường xuyên nói chuyện về các mối nguy hiểm ở mỏ và hứa sẽ nghỉ việc hẳn sau Giáng sinh này. Và chúng tôi đã nhất trí về điều đó.  

Ngày sau khi mỏ sập 

Mario dậy lúc 6h sáng như thường lệ. Anh ấy thích tắm và cạo râu, là áo sơ mi, nói chung là trông gọn gàng khi đi làm. Khi chuông báo thức đổ lúc 6h, Gomez mang bữa sáng tới tận giường cho tôi. Chồng tôi vẫn hay làm vậy mỗi khi không bận mải.

Lúc 7h30, xe tải đến đón chồng tôi đi làm ca 8h30. Tối đó, tôi chờ chồng về nhà nhưng mãi đến 9h tối mới thấy tiếng xe tải. Tôi sốt ruột nên vén rèm lên để ngó xem có chuyện gì mà lâu vậy nhưng không phải người lái xe thường lệ mà là giám đốc phụ trách hoạt động của hầm. Ông ấy bảo tôi tai nạn đã xảy ra ở khu mỏ. Ông ấy cũng khẳng định không có chuyện gì to tát mà chỉ là vài viên đá lấp mất cửa ra vào. Nhưng khuôn mặt ông cho thấy chuyện không đơn giản như vậy và tôi lo sợ tình hình nghiêm trọng hơn nhiều. 

Cháu trai tôi tới nhà sau khi nghe tin về vụ tai nạn. Cháu hỏi tôi có muốn cháu đưa đến khu mỏ không và tôi đồng ý. Tôi tới đó lúc 11h đêm và từ đó đến nay chưa về nhà.

Những ngày đầu tiên

Mọi người liên tục bảo với tôi là tôi phải sẵn sàng đón nhận tin xấu nhất - một nửa ngọn núi đã ập xuống và khó có khả năng ai đó thoát ra được mà còn sống. Nhưng tôi biết từ trong tim rằng chồng tôi vẫn còn sống, tất cả họ vẫn còn sống, và họ được bảo vệ ở một chỗ nào đó. Và tôi cầu nguyện rất nhiều mong sao họ được tìm thấy. 

Ban đêm ở khu mỏ mới thật là rùng người. Trời lạnh lắm. Những ngày đầu ở mỏ chẳng có gì. Nếu tôi có chợp mắt thì đá chính là giường và tôi không nhớ có ăn gì không. Mấy ngày sau, ai đó mang đến vài cái bạt và người khác mang chút đồ ăn. Chúng tôi bắt đầu đốt lửa vào ban đêm.

Sang tuần thứ hai, có thêm nhiều người nhà thợ mỏ tới tập trung ở lối ra vào. Người ta ngủ cả trong xe con và xe tải. Sau đó các thị trưởng vùng Caldera và Copiapo cho mang lều bạt và chăm đệm tới. Chúng tôi dựng chúng ở khu đất bằng gần chỗ công nhân ghi thời gian làm việc. Sau khoảng 9 ngày, một lều mới được dựng lên và bàn ghế được mang tới để làm phòng ăn. 

Nhà chức trách nói với chúng tôi họ đang làm mọi thứ có thể để tìm kiếm các thợ mỏ. Họ khuyên chúng tôi về nhà nhưng chúng tôi sợ nếu về thì họ sẽ ngừng chiến dịch tìm kiếm. Ngày qua ngày, chúng tôi chờ đợi và chờ đợi. 

Những người ở mỏ bảo họ đang khoan vào lòng đất để tìm kiếm nhóm mắc kẹt nhưng chẳng có một dấu hiệu nào chứng tỏ các thợ mỏ còn sống. 

Có lúc nào đó, dường như lực lượng cứu hộ đã bó tay. Toàn khu trại trở nên tuyệt vọng. Vì vậy, chúng tôi quyết định hành động. Chúng tôi nhặt bất cứ thứ gì có thể. Tôi vớ một cái chảo rán còn nóng bỏng, đi tới chỗ cổng, la hét và khua chảo. Chủ mỏ cũng ở đó nhưng không lộ mặt. 

Cảnh sát xếp thành hàng ngăn chúng tôi vào trong và tôi cầm chảo nện vào một trong số họ. Giờ nghĩ lại tôi mới thấy sợ, chứ lúc đó tôi mất tự chủ vì quá giận dữ và tuyệt vọng. 

Mario Gomez là người thứ 9 được khoang cứu hộ đưa lên mặt đất. (Ảnh: Reuters)
Mario Gomez là người thứ 9 được khoang cứu hộ đưa lên mặt đất. (Ảnh: Reuters)


Giây phút phát hiện các nạn nhân còn sống

Đã 17 ngày trôi qua kể từ khi hầm sập và ai đó, tôi không biết nữa, chạy rối lên hô to "họ còn sống, họ còn sống".

Lúc đó, phòng ăn đang chật ních người. Chúng tôi nhảy cẫng lên và òa khóc vui sướng. Tôi cảm thấy tất cả mờ đi, hoa mắt và khi nhìn rõ trở lại, tôi nhìn thấy tượng Đức mẹ đồng trinh được đặt ở một góc lều. Tôi bước tới bên thì thầm: "Cảm ơn - Con biết người không bỏ con", tôi thì thầm. 

Lúc đó, tôi bắt đầu khóc - tôi khóc nhiều lắm. Những người đều vậy. Chúng tôi quên mất là mình đang dùng bữa. Chúng tôi cười, ôm nhau, nhưng vẫn khóc. Chúng tôi là thân nhân của nhóm thợ mỏ bị kẹt nhưng lúc đó, dường như chúng tôi là một gia đình. 

Chúng tôi được yêu cầu tập trung lại vì Tổng thống Sebastian Pinera sẽ tới để nói điều gì đó. Ông ấy bảo với chúng tôi rằng một mảnh giấy được tìm thấy ở cuối một mũi khoan sau khi nó đào xong một lỗ để tìm kiếm các nạn nhân. Ông ấy cầm lên và đọc: "Estamos bien en el refugio, los 33" (Chúng tôi đều ổn tại chỗ trú, cả 33 người chúng tôi". 

Như thể thế vẫn chưa đủ, Tổng thống đã tới lều của tôi và đưa cho tôi một lá thư cũng được đính kèm vào mũi khoan. Thư đó đề tên tôi và do Mario của tôi gửi lên.

Tôi sẽ nhớ suốt đời những từ trong lá thư đó.

"Lili, anh cảm thấy có tiếng khoan nhưng anh xin lỗi khi nói với em rằng chúng chưa tới được chỗ bọn anh. Lili, anh cần em nói với Alonso (con rể tôi, làm việc ở công ty khoan Terraservice) và bảo nó mang máy tới đây tìm bọn anh. Khi anh rời khỏi nơi này, anh muốn bắt đầu một cuộc sống mới, với em, với các con gái và các cháu của mình. Anh không muốn rời xa em - em là cuộc đời anh. Anh rất yêu em và anh không thể sống thiếu em. Anh yêu em rất nhiều. Hôn em, Mario". 

Đó là ngày hạnh phúc nhất đời tôi cùng với những ngày mà tôi đã sinh các con mình. Tôi không bao giờ từ bỏ. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ, dù chỉ một phút giây, việc họ vẫn còn sống. 

Những lá thư

Họ tiến hành khoan vào lòng đất để tiếp cận được nhóm mắc kẹt và thử các khoang cứu hộ lên xuống. Ưu tiên thứ nhất là đưa thức ăn, thuốc xuống và để tránh mất nước cho các thợ mỏ. 

Mario gửi thư lên, bảo tôi hãy về nhà, đừng chịu lạnh ở đó nữa. Nhưng tôi viết lại. "Em sẽ ở đây đến khi có anh cùng rời đi". 

Mấy lá thư đầu của Mario đầy ắp những điều lạc quan, những chủ đề thiết thực như nhắc tôi thanh toán các hóa đơn, đừng tiêu quá nhiều tiền. Điều đó khiến tôi bực mình. Tôi viết lại rằng tôi biết cách chăm lo mọi thứ và anh ấy nên lo cho mình, chứ không phải tôi. Anh ấy viết rất nhiều về lòng tin, họ gọi anh ấy là "thủ lĩnh tinh thần" ở dưới đó và anh ấy sẽ chỉ đạo cả nhóm cầu nguyện.

Tổng cộng, anh ấy đã viết khoảng 40 thư hoặc lời nhắn. Nhưng khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được họ thì anh ấy viết ít đi vì mọi người đều làm việc vất vả để dọn dẹp đất đá dưới đó và chuẩn bị cho bản thân tinh thần sẵn sàng. 

Vài ngày sau, thư của anh ấy toàn những lời phàn nàn. Nào là bực bội, nào là buồn chán. Đó lúc chúng tôi làm hết khả năng có thể, tất cả gia đình trong đó có anh em trai của chồng tôi, các con, các cháu chúng tôi, đều động viên để nâng cao tinh thần cho Mario.

Video

Nhìn thấy chồng qua video là một trong những thời khắc nặng nề nhất đối với tôi. Lần đầu tiên, cảm xúc mạnh đến nỗi tôi như muốn vỡ tung. Tôi choáng váng khi thấy chồng mình quá gầy, râu dài và trông như kiệt sức. Anh ấy bị bệnh phổi và tôi phát ốm khi nhìn thấy chồng như vậy, nhưng tôi phải giấu cảm xúc đó đi. Những lần khác, khi anh ấy biểu lộ sự chán chường và dường như tuyệt vọng khiến tôi không cầm lòng được. 

Giải cứu
 

Roxana Gomez, con gái thợ mỏ Mario Gomez, khóc nức nở khi xem cảnh giải cứu cha. (Ảnh: AP)
Roxana Gomez (trái), con gái thợ mỏ Mario Gomez, khóc nức nở khi xem cảnh giải cứu cha. (Ảnh: AP)


Sẽ là tôi, con gái lớn của chúng tôi và một người em trai đón chồng tôi đầu tiên. Tôi thật vui khi chiến dịch giải cứu đã bắt đầu nhưng vẫn còn lo lắm. Tôi cũng cảm thấy bình tĩnh và tập trung vào giây phút được nhìn thấy chồng. 

Mọi người hỏi tôi sẽ làm gì khi tôi nhìn thấy anh ấy đầu tiên. Tôi vẫn chưa biết. Tôi sẽ ôm anh ấy, hôn anh ấy? Tôi nghĩ thực tế là chúng tôi sẽ chỉ ôm nhau và khóc. Anh ấy nói với tôi anh ấy muốn quàng tay quanh người tôi và để anh ấy đi. Anh ấy đã nén nước mắt và không khóc kể từ khi tai nạn xảy ra, bởi vì anh ấy thấy mình không được gục ngã dưới đó. 

Tương lai

Chúng tôi đã quyết định tổ chức hôn lễ ở một nhà thờ sau khi chiến dịch giải cứu kết thúc vì chúng tôi chưa cưới theo nghi thức tôn giáo - rất nhiều người ở trại sẽ được mời vì giờ đây họ là một phần cuộc sống của chúng tôi. Miguel Fortt (một kỹ sư trong đội cứu hộ) và vợ anh ấy sẽ tới chứng kiến.

Sau lễ cưới, chúng tôi không nghĩ nhiều về tương lai. Chúng tôi muốn dành thời gian cho nhau và giờ đây, khi con cái đã lớn, chúng nó cũng làm mẹ hết rồi, đã đến lúc chúng tôi vì bản thân mình. Tôi hy vọng chúng tôi có thể đi du lịch.

Tôi nhận ra rằng, người đàn ông mà tôi sắp có trở lại không còn là Mario xưa nữa. Chúa đã cho chúng tôi cơ hội để bắt đầu lại cuộc đời. Đó là một khởi đầu mới, một cơ hội. Đó là một phép màu.  

  • Thanh Hảo (Theo Telegraph)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween
Rợn người xem những ly cocktail cho lễ Halloween

Các nghệ nhân đã chế ra những loại cocktail đặc biệt, với tạo hình rùng rợn chỉ dành riêng cho lễ hội ma Halloween.

Xem thi múa cột toàn nước Mỹ
Xem thi múa cột toàn nước Mỹ

Múa cột có thể bị kết tội là xấu nhưng tại cuộc thi Vô địch múa cột hàng năm toàn nước Mỹ lần thứ nhất, đó là môn thể thao về sức mạnh, nhanh nhẹn và mềm dẻo.

Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood
Chiêm ngưỡng ngày hội ma tại Hollywood

Từ hóa trang tới đục bí ngô, các sao Hollywood đã tìm được một cách để đắm mình trong tinh thần ngày lễ Halloween.

Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”
Kỳ lạ đá biết “đẻ trứng”

Khu tự trị dân tộc Miêu (Trung Quốc) có một nơi mà cảnh quan cực kỳ độc đáo đó là những hòn đá biết “đẻ trứng”.

,
,
,