221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1320335
Nghịch lý tiêu dùng trên thị trường đồ công nghệ
0
Article
null
Nghịch lý tiêu dùng trên thị trường đồ công nghệ
,
Trước quá nhiều lựa chọn khi sắm điện thoại, máy ảnh, laptop, khách hàng thường so sánh, lúng túng, chần chừ và cuối cùng thậm chí... không mua gì cả.

Nhiều người cho rằng sản phẩm ngày càng phong phú sẽ buộc các hãng sản xuất phải liên tục cải tiến, nâng cấp và giảm giá thành để cạnh tranh, còn người sử dụng sẽ dễ tìm được thứ phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình hơn. Điều này chỉ đúng với vế thứ nhất. Thực tế cho thấy, càng "cân đong đo đếm", người mua càng không hài lòng với lựa chọn của họ.

Cách đây 5-10 năm, smartphone hay laptop vẫn là những món đồ xa xỉ và không có nhiều mẫu mã. Nhưng hiện nay, người tiêu dùng phải cân nhắc giữa quá nhiều thứ. Chẳng hạn, trong lĩnh vực điện thoại, họ phải chọn giữa Nokia, HTC, LG hay Samsung... Nếu là Nokia, họ tiếp tục phải đánh giá xem mình phù hợp với dòng N, E hay C...

Chưa kể, người sử dụng còn phải xét đến hệ điều hành. Chẳng hạn, HTC Desire HD và Desire Z chạy Android khi mới xuất hiện được nhiều người đánh giá cao và khẳng định sẽ dành tiền mua smartphone này. Nhưng khi họ chưa kịp mua, hãng điện tử Đài Loan lại công bố một số model chạy Windows Phone với kích thước màn hình và cấu hình tương đương khiến người dùng "đứng núi này trông núi nọ" và chờ khi sản phẩm dùng nền tảng của Microsoft được phân phối mới quyết định. Tuy nhiên, có thể tới lúc đó, HTC và các công ty khác lại giới thiệu một loạt phiên bản mới đẹp hơn, mạnh hơn và tạo cảm giác người dùng như đang rơi vào ma trận đồ công nghệ.

Tạp chí Business Week (Mỹ) trích dẫn cuốn The Paradox of Choice: Why More Is Less (Nghịch lý tiêu dùng: Càng nhiều lựa chọn càng tiêu thụ ít), trong đó tác giả Barry Schwartz đưa ra một loạt dẫn chứng cho thấy khi ngập giữa rừng sản phẩm, con người thường hay so đo, lưỡng lự và cuối cùng không mua gì cả.

Họ có thể thích một thứ hay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng trước khi mua, họ sẽ tìm kiếm và tham khảo các nguồn thông tin. Hành động này tiêu tốn kha khá thời gian và thường dẫn đến những ngờ vực không tránh khỏi. Sự hào hứng ban đầu giảm đi đáng kể do gặp phải các nhận xét tiêu cực, hoặc phát hiện nhiều sản phẩm khác còn có kiểu dáng đẹp hơn, hoặc xấu hơn nhưng tính năng lại tốt hơn... Họ có thể vẫn mua sản phẩm đó nhưng không còn hài lòng như trước và thường ước "giá có thêm chức năng của điện thoại kia nữa thì hoàn hảo".

Ở chiều ngược lại, việc đầu tư và giới thiệu các dòng máy một cách giới hạn nhưng chất lượng sẽ giúp sản phẩm thành công. Apple đang chứng minh điều đó. Một số nhà phân tích dự đoán iPad sẽ thất bại vì nó có quá ít lựa chọn. Nhưng Apple sắp đạt mục tiêu 13 triệu máy tính bảng được tiêu thụ trong năm nay.

Hay nhiều người không ưa "Quả táo" tỏ ra phấn khích khi doanh số điện thoại Android quý vừa qua đã vượt iPhone. Nhưng nếu chia đều doanh số này cho tất cả các dòng khác nhau thì smartphone chạy hệ điều hành Google hoàn toàn lép vế, bởi Apple mới chỉ tung ra 4 thế hệ iPhone. Ngoài ra, không như khi chọn điện thoại của các hãng khác, nếu người dùng đã quyết định mua điện thoại của Apple, thì đó sẽ chỉ là iPhone. Quyết định được đưa ra dễ dàng và nhanh chóng hơn, thúc đẩy doanh số iPhone ngày càng cao lên.

Theo VNE/BusinessWeek
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,