221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1215568
Doanh nghiệp viễn thông vừa dùng cột điện vừa... ức
1
Article
null
Doanh nghiệp viễn thông vừa dùng cột điện vừa... ức
,

  - Các doanh nghiệp viễn thông được cho là thủ phạm chính của "rác trời" khi được hỏi về hệ thống dây cáp điện đang được giăng mắc như "mạng nhện" khắp đường phố Hà Nội đều chậc lưỡi: "cực chẳng đã mới phải dùng cột điện". Tuy nhiên, những doanh nghiệp này cũng đang kêu trời vì phải trả giá cắt cổ khi sử dụng hệ thống cột điện cũ kỹ, chất lượng dịch vụ kém.

 

Cột điện "cắt cổ" doanh nghiệp

 

Một cây cột đã chằng chịt dây lại sắp bị chăng mắc thêm. (Chụp ngày 15/6 trên đường Nguyễn Chí Thanh- ảnh: Cao Minh)

Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel- SPT) đã có mặt tại Hà Nội từ năm 2001, mạng lưới của SPT có ở 6 quận nội thành.  Phàn nàn về việc giá thuê cột điện đang áp cho doanh nghiệp là quá đắt, ông Hoàng Tuấn Anh- Phó giám đốc công ty này chìa ra một loạt hợp đồng và bảng giá sàn cho thuê cột của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

 

Theo đó, mức giá cho thuê rẻ nhất là 20.114 đồng/cột/tháng (đối với cột cao dưới 8,5m) và đắt nhất là 109.327 đồng/cột/tháng (đối với cột cao trên 12,5m).

 

Ông Tuấn Anh bức xúc: “Mức giá này quá đắt đỏ. Chúng tôi phải ký với điện lực của từng quận, huyện với mức giá trên. Hiện Xí nghiệp quản lý điện chiếu sáng chưa thu tiền treo cáp lên cột đèn nên chúng tôi không phải làm hợp đồng. Nhưng chính vì chưa ký hợp đồng nên khi có sự cố họ cũng không thông báo. Điển hình như vụ cột điện bị đổ khu vực đền Voi Phục (Cầu Giấy), họ đến cưa cột nhưng không báo gì cho đơn vị treo dây”.

FPT Telecom cũng phủ kín khu vực nội thành (ngoại trừ một số xã của Hà Nội mới) đường truyền Internet, truyền hình, điện thoại cố định với phần lớn cáp thuê bao của được treo nổi. Theo ông Hà Huy Hùng- Giám đốc Trung tâm phát triển hạ tầng FPT Telecom miền Bắc, công ty cũng không thoát khỏi nỗi khổ này.

 

Ông Hùng phàn nàn: “Khoảng 6 tháng lại đây, chi phí thuê cột đã tăng từ 6-8 lần so với giá cũ. Mức giá này thực sự rất khó khăn cho doanh nghiệp phải thuê cột. Chúng tôi đã làm phản hồi gửi lại Tập đoàn Điện lực nhưng đến nay chưa có gì thay đổi”.

 

Thủ phạm gây “rác trời”?

 

Trong cuộc trả lời phỏng vấn trước đây với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Minh Huệ - Phó trưởng phòng thi đua tuyên truyền (Công ty Điện lực Hà Nội) từng "đổ lỗi", 50% lượng cáp, dây treo trên các cột điện đã “chết”, không còn sử dụng được nữa lỗi chính là do các doanh nghiệp viễn thông thiếu trách nhiệm. 

Được "chất vấn" về vấn đề này, ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó giám đốc Viettel Telecom thừa nhận: Hiện Viettel Telecom và các doanh nghiệp khác có một phần dây thuê bao do trong quá trình khai thác bị hỏng, phải thay thế nhưng không thu hồi dây cũ, phần lớn đều là các dây thuê bao.

 

Trong khi đó, ông Hoàng Tuấn Anh cho rằng: ”Đúng là có tình trạng cáp “chết” nhiều, tuy nhiên tôi nghĩ không đến tỉ lệ 50% lượng cáp bị chết. Điều này do mỗi lần bị đứt mạch (cáp) ở đâu đó, thay vì phải dò tìm một cách khó khăn rồi thu hồi cáp cũ, các đơn vị thường treo luôn sợi mới lên, lâu ngày tích tụ. Loại dây chết này chủ yếu rơi vào cáp thuê bao, giá rất rẻ”.

 

Đống cáp hỏng mà FPT Telecom thu hồi, bán đồng nát. (Ảnh: Cao Minh)
Còn ông Hà Huy Hùng thì chỉ ra đống cáp chất kín sân sau của trụ sở FPT Telecom và thanh minh: “Đây là những sợi cáp lớn đã hư hỏng, được chúng tôi thu hồi lại đem bán phế thải. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là còn những sợi cáp thuê bao chưa thu hồi, trong các ngõ xóm, phố nhỏ”.

Ông Hùng phân tích, đối với các nước phát triển, khi tiến hành làm một tuyến đường thường xây dựng song song hệ thống hạ tầng như cống ngầm, hộp kỹ thuật dành cho các loại đường dây, cáp…chui xuống. Tuy nhiên tại Việt Nam, điều này được thực hiện ngược lại: các hệ thống cần ngầm hoá chỉ được đào khi đường đã xong.

Chính vì do hạ tầng yếu, nên buộc các doanh nghiệp, đơn vị viễn thông khi phát triển dịch vụ của riêng mình đều phải treo cáp lên cột điện, cột đèn. Mặc dù ấm ức vì giá cả, chất lượng dịch vụ khi sử dụng hệ thống cột điện, đèn, nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", bởi theo ông Hùng: Cá nhân mỗi doanh nghiệp không thể tự ngầm hoá, vì ngoài việc cần vốn đầu tư rất lớn, việc xin cấp phép đào đường cũng hết sức khó khăn. 

 

“Cả thành phố chỉ có một hệ thống cột điện, cột đèn duy nhất, lại đã già nua, cũ kỹ. Các doanh nghiệp viễn thông thì ngày càng phát triển, nên điều tất yếu là “mạng nhện” ngày càng nhiều, vừa gây mất mỹ quan thành phố, vừa có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông”- ông Hà Huy Hùng nhìn nhận.

 

Hạ ngầm: Rất nên, nhưng...

Một thực tế là hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tiếp tục "xài" cột điện, cột đèn để giăng mắc đường dây của mình bởi đây là giải pháp có chi phí rẻ nhất đối với họ. Theo bà Nguyễn Thị Minh Huệ, nếu sử dụng hệ thống hạ ngầm đường dây cáp thì giá thành mỗi doanh nghiệp phải trả sẽ tăng từ 5-6 lần so với dùng cột điện, cột đèn hiện nay.

Ông Hoàng Tuấn Anh cũng thừa nhận: trong điều kiện hạ tầng hiện nay, rõ ràng treo cáp đem lại lợi nhuận lớn hơn- yếu tố sống còn của các doanh nghiệp, vì vậy hầu hết các đơn vị viễn thông đều tiến hành treo, mắc. Cụ thể, không phải xin cấp phép đào đường, đi vào khai thác khách hàng luôn, chi phí rẻ, mở rộng mạng lưới tương đối đơn giản, khắc phục sự cố nhanh…

Chưa kể, kế hoạch hạ ngầm của Hà Nội dù đặt ra bấy lâu nhưng nay vẫn đang "rối như tơ vò" nên các doanh nghiệp cũng chưa hy vọng nhiều vào giải pháp này.

Hà Nội hiện có một vài tuyến phố đã hoàn thành xong việc ngầm hoá “rác trời” như đường Hai Bà Trưng, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm… cả 3 đơn vị viễn thông nói trên, đều đã tham gia vào việc hạ ngầm này. Tuy nhiên điều khiến họ lo lắng nhất là tính đồng bộ, lộ trình nhất quán và tương lai lâu dài của kế hoạch hạ ngầm cáp, dây thông tin trên địa bàn Hà Nội.

 

Nhóm thợ tiến hành treo cáp trên đường Khâm Thiên ngày 14/6. Một người đã leo lên cột điện. (Ảnh: Cao Minh)
Hiện có rất nhiều đơn vị tham gia việc ngầm hoá như: Ban quản lý (BQL) dự án quận Hoàn Kiếm; BQL dự án GTĐT sở GTVT; BQL khu vực Hồ Hoàn Kiếm; BQL dự án hạ tầng tả ngạn… Mỗi ban quản lý này làm một cung, tuyến đường riêng biệt; thời gian thi công cũng khác nhau. Các đơn vị viễn thông vì thế cũng nhận được hàng xấp công văn thông báo, đề nghị cung cấp thông tin kỹ thuật của doanh nghiệp trước khi các BQL tiến hành đào đường. 

 

Theo ông Hoàng Tuấn Anh nên tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp bằng cách tiến hành các tuyến hạ ngầm một cách đồng bộ, không nên nay làm đoạn này, mai làm đoạn khác khiến cho đường cáp đoạn thì đi chui, đoạn lại treo nổi.

 

“Như thế các doanh nghiệp cũng phải theo BQL một cách bị động, gây tốn kém trong thời buổi kinh tế khó khăn. Mỗi khi có thông báo hạ ngầm một tuyến hay đoạn phố nào đó, chúng tôi lại phải làm báo cáo, lập dự toán...rất lắt nhắt. Mà hiện nay việc hạ ngầm do nhiều đơn vị tiến hành (cả sở lẫn quận) nên có rất nhiều đầu mối, gây rối”- vị đại diện SPT nói.

 

“Thiết nghĩ, làm hạ tầng viễn thông phải tính cho 15-20 năm sau, chứ nếu chỉ dọn sạch cho đẹp mắt đón ngày lễ lớn thì sau đó lại đào lên chăng? Tôi lấy ví dụ khu vực đường Văn Cao, chúng tôi xin 4 ống để hạ ngầm cáp thì chỉ được cấp có 3. Đến sau này lượng khách hàng phát triển, thì chúng tôi nhét cáp vào đâu?” - ông Hà Huy Hùng đặt vấn đề.

 

  • Đỗ Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,