221
7683
Chuyển động trẻ
chuyendongtre
/xahoi/chuyendongtre/
1319550
Đám cưới tan vỡ vì thông gia… khẩu chiến
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Đám cưới tan vỡ vì thông gia… khẩu chiến
,

- Bố mẹ Hải vô cùng tức giận, bật dậy khỏi bàn uống nước và… phản công. Nhưng sau một hồi khẩu chiến gay gắt, gia đình anh chẳng còn buồn nhìn mặt “cái nhà thông gia” đó nữa và tức tốc ra sân bay về Hà Nội, cũng không thèm nhìn mặt anh.

“Đã thế thì… nghỉ!”

Anh Hải (quận Long Biên, Hà Nội) vào Nam lập nghiệp trong lĩnh vực điện tử đến nay cũng đã 7 năm có lẻ. Năm nay, Hải đã 28 tuổi nhưng vẫn chưa tìm được một mái ấm cho riêng mình. Ký ức một thời yêu đương và tổn thương khiến anh không bao giờ quên được.

Chuyện là cách đây 4 năm, Hải có yêu một cô gái Sài Gòn “chính gốc” kém anh 1 tuổi. Tình cảm đến với họ rất tự nhiên. Sau 2 năm với bao kỷ niệm hạnh phúc bên nhau, họ quyết định đi đến “cuối con đường” trên mảnh đất này.

d
Hạnh phúc đời người không phải chuyện giỡn chơi


Công việc ổn định, tính tình nhẹ nhàng, duy chỉ có một điều “thiếu sót” là Hải chưa có nhà ở Sài Gòn mà vẫn phải đi thuê trọ, nhưng anh vẫn mạnh dạn đến nhà bạn gái xin phép "đi lại" và đặt vấn đề với bố mẹ cô. Ban đầu, bố mẹ cô gái cũng không tán thành chuyện tình cảm này. Tuy nhiên, trước sự quả quyết của con gái, họ vẫn cho đôi trẻ yêu nhau và cho phép tiến tới hôn nhân.

Ấy thế mà, khi nhà trai gồm bố mẹ, hai bác và em gái của Hải cất công từ Hà Nội bay vào nhà gái ở TP.HCM để xem nhà cửa và “có nhời”, bố mẹ của bạn gái anh lại quay ngoắt 180 độ, thẳng thừng tuyên bố: “Con gái chúng tôi không thể cả đời sống trong một căn phòng rộng 20m2 nên sẽ không có chuyện gia đình tôi gả con gái cho nhà ông bà đâu…”.

Lúc ấy, bố mẹ Hải vô cùng tức giận, bật dậy khỏi bàn uống nước và… phản công. Nhưng sau một hồi khẩu chiến gay gắt, gia đình anh chẳng còn buồn nhìn mặt “cái nhà thông gia” đó nữa và tức tốc ra sân bay về Hà Nội, cũng không thèm nhìn mặt anh.

Còn Hải và cô người yêu thì quá bất ngờ vì sự “lật mặt” này. Sau đó, tự ái, tổn thương vì bị xúc phạm đến danh dự cả gia đình, anh đã chấm dứt với người yêu. Từ đó đến nay, Hải vẫn chưa nguôi chuyện cũ, chưa thể yêu thêm ai và ngày ngày làm việc như một… con ong.

Cũng chỉ vì cuộc khẩu chiến không đáng có như thế của phụ huynh mà Hưng và Phương (26 tuổi) cùng quê ở Nam Định đã phải chấm dứt cuộc tình từ cấp hai của họ trong nghẹn ngào nước mắt.

Chuyện “to tát” xảy ra vào một ngày cách đây 3 năm, khi hai bà mẹ cùng đi ăn cỗ cưới một nhà mà cả hai gia đình đều có họ trong làng. Đang ngồi nói chuyện, mẹ Hưng bỗng nhiên nói nhỏ với mẹ Phương đầy ẩn ý:

“Nghe bọn trẻ con nói nhà tôi với nhà chị sắp làm thông gia với nhau đúng không? Hình như thỉnh thoảng lúc vợ chồng tôi đi làm, chúng nó cũng dẫn nhau về nhà chơi hay sao ý”. Giận lắm nhưng vì là “nhà gái” nên mẹ của Phương chỉ muối mặt mà đáp trả “Đâu. Con nhà tôi nó còn đi học. Biết chúng nó thế nào mà…”.

Lúc về nhà, bà mới xả hết bực bội và “sạc” cho Phương một trận. Nào là “Con gái con đứa để người ta nói là…”, “Đã thế thì… nghỉ”, “Từ nay cấm chỉ không có yêu đương gì hết”, “Tao mà biết mày còn yêu nó thì…”.

Mối tình của đôi bạn trẻ tan vỡ từ đó. “Chỉ vì xung khắc nhỏ giữa hai gia đình mà mối tình của tôi tan vỡ sau bao nhiêu năm. Đã 3 năm trôi qua mà mỗi khi nghĩ lại tôi chỉ muốn khóc... đau đớn”, Hưng không khỏi xúc nhớ lại.

Thương con “ngon” mọi chuyện

Bác Trần (phố Đội Cấn, Hà Nội) là người đã từng đi hỏi vợ cho con. Bác kể lúc đến nhà gái, sau khi mang lễ vât đến dạm hỏi cho con, bà nội cô dâu nhìn thấy bác cùng người thân trong gia đình liền tỏ ý coi thường "ra mặt” và phán: “Nhà này tuy chật, song ở giữa Sài Gòn, chúng tôi còn mấy nhà ở Hà Nội rộng rãi lắm”.

Mô tả ảnh.
Nhiều bậc cha mẹ cũng nên xem lại, không nên "làm khổ" con cái. Bởi đám cưới là hạnh phúc cả đời của con người, không phải chuyện giỡn chơi.

Nghe vậy, bác khiêm tốn đi vào đề và xin đỡ lời: “Thưa cụ, gia đình chúng tôi đều là cán bộ nhà nước, hai cháu yêu thương nhau, chúng tôi từ Bắc vào Nam xin ra mắt gia đình và cũng là có cơi trầu mọn, xin đươc gia đình chấp nhân cho 2 cháu đi lại tìm hiểu dẫn đến hôn lễ ạ...”.

Trong khi đó, bác Trần thừa biết nhà cửa của cụ ở Hà Nội như thế nào... song vì thương con, tránh đổ vỡ nên bác không thèm "tranh luận khoe của" với bên nhà gái. Nhờ vậy, gia đình, con cháu bác hiện giờ rất vui vẻ và đầm ấm.

Trong hoàn cảnh tương tự, chị Diệu (Bến Tre) cũng đã có một kỷ niệm ngày dạm ngõ… nhớ đời. Nhà chồng chị lúc đó nghèo xác xơ, phải ở nhà thuê nhưng lại có tiếng là ở TP.HCM, con trai đẹp trai, học giỏi và công việc tốt. Chị là một cô gái tỉnh lẻ chỉ học trung cấp, công việc và ngoại hình bình thường.

Ngày dạm ngõ là ngày chị Diệu và người yêu (bây giờ là chồng) nín thở khi bà mẹ anh vừa bước vô nhà đã nói: “Nhà tuốt trong này lận hả? Con trai tôi đẹp trai, có mấy bằng đại học, nhiều đứa là bác sĩ, luật sư theo đuổi nó mà nó còn không chịu…”. Cha chị vì thương con nên lặng lẽ bỏ qua.

Vẫn biết ở đời mỗi người mỗi tính khí, mỗi gia đình có một đạo lý riêng nhưng nếu thương con cái, những người làm cha mẹ nên vui vẻ bàn bạc để có thể tạo tiền đề hòa hợp cả hai gia đình thông gia, tạo cho con cái bước đà tốt để hòa hợp với cuộc hôn nhân trăm năm.

Thói đời cổ hủ và sự sĩ diện của nhiều bậc sinh thành chính là tác nhân khiến không ít bao nhiêu cặp đôi tan rã. Nhiều bậc cha mẹ cũng nên xem lại, không nên "làm khổ" con cái. Bởi đám cưới là hạnh phúc cả đời của con người, không phải chuyện giỡn chơi.

  • Nguyễn Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Chuyển động trẻ'

,
,